Ban tổ chức cuộc thi "Kết nối công nghệ cho ngôi nhà của bạn" đã chọn được chín ý tưởng xuất sắc từ hàng trăm ý tưởng của các em học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội dự thi, tổ chức từ ngày 22/2-13/5.
Chín nhóm học sinh đã cùng thuyết trình trực tiếp và "đấu trí" với Ban giám khảo để bảo vệ cho những ý tưởng "kết nối công nghệ" của mình.
Thành công ở sự sáng tạo và tính thực tiễn
Đoạt giải nhất một cách "tâm phục khẩu phục" là ý tưởng "Máy khử mùi-hút mùi" của học sinh Nguyễn Sơn Tùng, học sinh lớp 10 chuyên Tin, Trường trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội. Sự đầu tư, công phu trong bản thuyết trình đã tạo sự thuyết phục đầu tiên của Nguyễn Sơn Tùng với Ban giám khảo.
Bên cạnh đó, tính khả thi là ưu điểm nổi trội nhất của ý tưởng. Sơn Tùng thừa nhận trong bản thuyết trình của mình: hạn chế lớn nhất mà hiện nay chưa giải quyết được là mới chỉ trên ý tưởng, chưa chế tạo thành sản phẩm!
Nhưng việc này lại "trong tầm tay" của nhà tổ chức - Công ty trách nhiệm hữu hạn Panasonic Việt Nam. Chiếc máy khử-hút mùi của Tùng rất đa năng, lại khắc phục được nhược điểm của những chiếc máy hút-khử mùi hiện nay như ít tốn diện tích, tận dụng được những khoảng trống trong thân máy và được sử dụng thường xuyên.
"Đặc biệt, chiếc máy của em được tích hợp thêm một số tính năng mới và có ích như có thể thu và nhận biết mùi; sử dụng được trong mọi lúc. Khi không làm bếp, vẫn có thể sử dụng chiếc máy này như một máy đo đạc, kiểm tra thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm trong phòng...
Và sau khi đã phân tích chính xác, mọi thông tin sẽ được hiển thị trên màn hình LCD nhỏ. Đây cũng là chiếc máy cực kỳ tiết kiệm điện. Điều này, theo em rất quan trọng vì ngày nay với công nghệ cao, chúng ta cũng đặt vấn đề tiết kiệm điện lên hàng đầu. Chính vì vậy, với một ý tưởng cho chiếc máy thông minh, ta có thể tận dụng nguồn nhiệt thu vào trong lúc nấu bếp để tiết kiệm tối đa lượng điện tiêu thụ" Tùng cho biết.
Theo đánh giá của Ban giám khảo chiếc máy của Sơn Tùng đã đáp ứng được tiêu chuẩn như tận dụng được không gian trong thân máy; cảnh báo nguy hiểm cho người sử dụng, giúp phòng tránh những tai nạn bất ngờ; tiết kiệm điện; sử dụng dễ dàng, sạch sẽ, dễ lau chùi và bảo dưỡng.
Vì những lý do này, nên gần như Sơn Tùng đã không có đối thủ trong "cuộc đua" cuối cùng để giành giải nhất với giải thưởng là chiếc tivi Panasonic Plasma 42 inch; cùng một cơ hội để hợp tác với Panasonic trong một tương lai không xa!
Hà Thanh Tùng và Vũ Hoàng Thủy Tiên, đại diện nhóm học sinh lớp 10N của Trường trung học phổ thông Hà Nội-Amsterdam khiến Ban giám khảo và những ai có mặt trong vòng chung kết đều bất ngờ với ý tưởng "Tủ lạnh con lợn."
Không phải là chiếc tủ lạnh ngộ nghĩnh hình con lợn như mọi người tưởng tượng, mà là một chiếc tủ lạnh để lưu trữ thức ăn thừa cách hợp vệ sinh, tránh lãng phí; đồng thời làm đẹp cảnh quan đô thị, khu dân cư và đặc biệt có thể tận dụng nguồn thức ăn thừa phục vụ việc chăn nuôi những chú lợn.
Thanh Tùng tâm sự, ý tưởng về "Tủ lạnh con lợn" bắt nguồn từ một buổi Tùng tới chơi nhà dì tại Khu đô thị Ciputra, quận Tây Hồ. Hôm đó, dì của Tùng nấu rất nhiều món ngon. Khi "thực hiện nhiệm vụ" rửa bát, Tùng rất ngạc nhiên khi dì bảo bỏ tất cả đồ ăn thừa vào thùng rác, bởi chẳng có chỗ nào (kiểu như thùng nước gạo) để trữ những thức ăn thừa ở khu đô thị VIP này cả!
Một ý tưởng nảy ra trong đầu và Tùng đã cùng nhóm bạn tổ chức một cuộc khảo sát nho nhỏ trong lớp học của mình, về việc lưu giữ những thức ăn thừa của các gia đình. Và câu trả lời cuối cùng là trừ những gia đình ở ngoại thành, còn thức ăn thừa đều được coi là rác thải đổ đi. "Quá lãng phí! Bởi vậy, chúng em đã nảy ra ý định thiết kế một chiếc tủ lạnh con lợn để lưu trữ thức ăn thừa," Tùng tâm sự.
"Tủ lạnh con lợn" được thiết kế đóng mở bằng hệ thống ròng rọc để không làm bẩn tay người sử dụng. Tủ gồm hai tầng, tầng trên là ngăn chứa chất rắn hình phễu và tầng dưới là ngăn chứa chất lỏng, có một lớp màng ngăn để phân biệt giữa hai ngăn.
Tủ được thiết kế bằng chất liệu kẽm, hợp kim để giữ lạnh được lâu, đảm bảo cho thực phẩm thừa được lưu giữ không bị hỏng cho tới khi được đem ra sử dụng. Đây là một ý tưởng rất thân thiện với môi trường, có giá trị tiết kiệm cao, là một sáng kiến có lợi cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Với những ưu điểm này, ý tưởng "Tủ lạnh con lợn" đã đoạt giải nhì của cuộc thi, với phần thưởng một chiếc tivi Panasonic LCD 37 inch.
Để có thể "bay xa hơn"!
Nên nhìn nhận đầy đủ hơn về ý nghĩa của cuộc thi để có những tác phẩm dự thi phù hợp và có cơ hội đoạt giải - đó là điều tâm sự của các học sinh Trường trung học phổ thông Nhân Chính, Hà Nội rút ra được sau cuộc thi.
Có tới năm tác phẩm lọt vào vòng chung kết, tuy nhiên các ý tưởng của học sinh trường này đều chỉ dừng ở giải khuyến khích. Điều này là do chạy theo số lượng, nên các ý tưởng của các em đều nhỏ, lẻ, không thực tế và ít sáng tạo. Giá như những học sinh của trường tập trung vào một đến hai đề tài, nhưng có khảo sát, nghiên cứu kỹ, đề cao tính thực tiễn và khả thi sẽ có thể thuyết phục hơn.
Tuy nhiên, dù thế nào cũng phải thừa nhận tính sáng tạo rất cao của các em học sinh cấp ba, khi được cuộc thi "Kết nối công nghệ cho ngôi nhà của bạn" khơi gợi.
Bí thư Thành đoàn Hà Nội Ngọ Duy Hiểu cho rằng cuộc thi đã thể hiện được sự khát khao chinh phục công nghệ của các em học sinh. Rất nhiều ý tưởng dự thi đã thể hiện được sự sáng tạo, tính khả thi.
Và Tổng Giám đốc Công ty Panasonic Việt Nam Shinya Abe lại cho rằng đây là cơ hội để thử thách năng lực sáng tạo, khả năng tiếp cận và kết nối với công nghệ của các em. Ông tin rằng, dù chiến thắng hay không, đây cũng là những tài sản vô giá cho các em ở ngưỡng cửa vào đời!./.
Chín nhóm học sinh đã cùng thuyết trình trực tiếp và "đấu trí" với Ban giám khảo để bảo vệ cho những ý tưởng "kết nối công nghệ" của mình.
Thành công ở sự sáng tạo và tính thực tiễn
Đoạt giải nhất một cách "tâm phục khẩu phục" là ý tưởng "Máy khử mùi-hút mùi" của học sinh Nguyễn Sơn Tùng, học sinh lớp 10 chuyên Tin, Trường trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội. Sự đầu tư, công phu trong bản thuyết trình đã tạo sự thuyết phục đầu tiên của Nguyễn Sơn Tùng với Ban giám khảo.
Bên cạnh đó, tính khả thi là ưu điểm nổi trội nhất của ý tưởng. Sơn Tùng thừa nhận trong bản thuyết trình của mình: hạn chế lớn nhất mà hiện nay chưa giải quyết được là mới chỉ trên ý tưởng, chưa chế tạo thành sản phẩm!
Nhưng việc này lại "trong tầm tay" của nhà tổ chức - Công ty trách nhiệm hữu hạn Panasonic Việt Nam. Chiếc máy khử-hút mùi của Tùng rất đa năng, lại khắc phục được nhược điểm của những chiếc máy hút-khử mùi hiện nay như ít tốn diện tích, tận dụng được những khoảng trống trong thân máy và được sử dụng thường xuyên.
"Đặc biệt, chiếc máy của em được tích hợp thêm một số tính năng mới và có ích như có thể thu và nhận biết mùi; sử dụng được trong mọi lúc. Khi không làm bếp, vẫn có thể sử dụng chiếc máy này như một máy đo đạc, kiểm tra thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm trong phòng...
Và sau khi đã phân tích chính xác, mọi thông tin sẽ được hiển thị trên màn hình LCD nhỏ. Đây cũng là chiếc máy cực kỳ tiết kiệm điện. Điều này, theo em rất quan trọng vì ngày nay với công nghệ cao, chúng ta cũng đặt vấn đề tiết kiệm điện lên hàng đầu. Chính vì vậy, với một ý tưởng cho chiếc máy thông minh, ta có thể tận dụng nguồn nhiệt thu vào trong lúc nấu bếp để tiết kiệm tối đa lượng điện tiêu thụ" Tùng cho biết.
Theo đánh giá của Ban giám khảo chiếc máy của Sơn Tùng đã đáp ứng được tiêu chuẩn như tận dụng được không gian trong thân máy; cảnh báo nguy hiểm cho người sử dụng, giúp phòng tránh những tai nạn bất ngờ; tiết kiệm điện; sử dụng dễ dàng, sạch sẽ, dễ lau chùi và bảo dưỡng.
Vì những lý do này, nên gần như Sơn Tùng đã không có đối thủ trong "cuộc đua" cuối cùng để giành giải nhất với giải thưởng là chiếc tivi Panasonic Plasma 42 inch; cùng một cơ hội để hợp tác với Panasonic trong một tương lai không xa!
Hà Thanh Tùng và Vũ Hoàng Thủy Tiên, đại diện nhóm học sinh lớp 10N của Trường trung học phổ thông Hà Nội-Amsterdam khiến Ban giám khảo và những ai có mặt trong vòng chung kết đều bất ngờ với ý tưởng "Tủ lạnh con lợn."
Không phải là chiếc tủ lạnh ngộ nghĩnh hình con lợn như mọi người tưởng tượng, mà là một chiếc tủ lạnh để lưu trữ thức ăn thừa cách hợp vệ sinh, tránh lãng phí; đồng thời làm đẹp cảnh quan đô thị, khu dân cư và đặc biệt có thể tận dụng nguồn thức ăn thừa phục vụ việc chăn nuôi những chú lợn.
Thanh Tùng tâm sự, ý tưởng về "Tủ lạnh con lợn" bắt nguồn từ một buổi Tùng tới chơi nhà dì tại Khu đô thị Ciputra, quận Tây Hồ. Hôm đó, dì của Tùng nấu rất nhiều món ngon. Khi "thực hiện nhiệm vụ" rửa bát, Tùng rất ngạc nhiên khi dì bảo bỏ tất cả đồ ăn thừa vào thùng rác, bởi chẳng có chỗ nào (kiểu như thùng nước gạo) để trữ những thức ăn thừa ở khu đô thị VIP này cả!
Một ý tưởng nảy ra trong đầu và Tùng đã cùng nhóm bạn tổ chức một cuộc khảo sát nho nhỏ trong lớp học của mình, về việc lưu giữ những thức ăn thừa của các gia đình. Và câu trả lời cuối cùng là trừ những gia đình ở ngoại thành, còn thức ăn thừa đều được coi là rác thải đổ đi. "Quá lãng phí! Bởi vậy, chúng em đã nảy ra ý định thiết kế một chiếc tủ lạnh con lợn để lưu trữ thức ăn thừa," Tùng tâm sự.
"Tủ lạnh con lợn" được thiết kế đóng mở bằng hệ thống ròng rọc để không làm bẩn tay người sử dụng. Tủ gồm hai tầng, tầng trên là ngăn chứa chất rắn hình phễu và tầng dưới là ngăn chứa chất lỏng, có một lớp màng ngăn để phân biệt giữa hai ngăn.
Tủ được thiết kế bằng chất liệu kẽm, hợp kim để giữ lạnh được lâu, đảm bảo cho thực phẩm thừa được lưu giữ không bị hỏng cho tới khi được đem ra sử dụng. Đây là một ý tưởng rất thân thiện với môi trường, có giá trị tiết kiệm cao, là một sáng kiến có lợi cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Với những ưu điểm này, ý tưởng "Tủ lạnh con lợn" đã đoạt giải nhì của cuộc thi, với phần thưởng một chiếc tivi Panasonic LCD 37 inch.
Để có thể "bay xa hơn"!
Nên nhìn nhận đầy đủ hơn về ý nghĩa của cuộc thi để có những tác phẩm dự thi phù hợp và có cơ hội đoạt giải - đó là điều tâm sự của các học sinh Trường trung học phổ thông Nhân Chính, Hà Nội rút ra được sau cuộc thi.
Có tới năm tác phẩm lọt vào vòng chung kết, tuy nhiên các ý tưởng của học sinh trường này đều chỉ dừng ở giải khuyến khích. Điều này là do chạy theo số lượng, nên các ý tưởng của các em đều nhỏ, lẻ, không thực tế và ít sáng tạo. Giá như những học sinh của trường tập trung vào một đến hai đề tài, nhưng có khảo sát, nghiên cứu kỹ, đề cao tính thực tiễn và khả thi sẽ có thể thuyết phục hơn.
Tuy nhiên, dù thế nào cũng phải thừa nhận tính sáng tạo rất cao của các em học sinh cấp ba, khi được cuộc thi "Kết nối công nghệ cho ngôi nhà của bạn" khơi gợi.
Bí thư Thành đoàn Hà Nội Ngọ Duy Hiểu cho rằng cuộc thi đã thể hiện được sự khát khao chinh phục công nghệ của các em học sinh. Rất nhiều ý tưởng dự thi đã thể hiện được sự sáng tạo, tính khả thi.
Và Tổng Giám đốc Công ty Panasonic Việt Nam Shinya Abe lại cho rằng đây là cơ hội để thử thách năng lực sáng tạo, khả năng tiếp cận và kết nối với công nghệ của các em. Ông tin rằng, dù chiến thắng hay không, đây cũng là những tài sản vô giá cho các em ở ngưỡng cửa vào đời!./.
T.Anh (Báo Tin tức/Vietnam+)