Cơ quan cảnh sát điều tra-Công an thành phố Hải Phòng đã có kết luận điều tra vụ án hủy hoại tài sản tại khu đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra kết luận các bị can Nguyễn Văn Khanh (sinh ngày 13/6/1961 tại Tiên Lãng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng), Phạm Xuân Hòa (sinh ngày 6/1/1955 tại Thái Bình, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Tiên Lãng) và Lê Thanh Liêm (sinh ngày 20/7/1963 tại Hải Phòng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng) có hành vi hủy hoại tài sản, quy định tại khoản 3 điều 143 Bộ luật Hình sự.
Phạm Đăng Hoan (sinh ngày 9/2/1960 tại Tiên Lãng, Hải Phòng, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng) có hành vi hủy hoại tài sản, quy định tại khoản 2 điều 143 Bộ luật Hình sự.
Bị can Nguyễn Văn Khanh bị tạm giam từ ngày 22/10/2012 và các bị can Phạm Xuân Hòa, Lê Thanh Liêm và Phạm Đăng Hoan bị cấm đi khỏi nơi cư trú cũng từ thời điểm trên.
[Không "vùng cấm" trong vụ sai phạm ở Tiên Lãng]
Căn cứ điều 163 Bộ Luật Tố tụng hình sự, Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an thành phố Hải Phòng quyết định chuyển toàn bộ hồ sơ, vật chứng và bản kết luận điều tra vụ án đến Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng đề nghị truy tố các bị can có lý lịch và hành vi phạm tội nêu trên theo quy định của pháp luật.
Đối với ông Bùi Thế Nghĩa - Bí thư huyện ủy huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, tài liệu điều tra chưa đủ căn cứ chứng minh có hành vi phạm tội "hủy hoại tài sản" nên Cơ quan cảnh sát điều tra-Công an thành phố Hải Phòng không khởi tố điều tra.
Đối với ông Lê Văn Hiền - nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng, Hải Phòng có dấu hiệu của hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Cơ quan cảnh sát điều tra-Công an thành phố Hải Phòng tiếp tục điều tra làm rõ và có kết luận xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với các thành viên tham gia Ban chỉ đạo cưỡng chế gồm các ông Nguyễn Quốc Hiểu, Lê Văn Mải, Hoàng Đăng Chinh, Quyễn Quốc Toản, Ngô Quốc Khánh, Bùi Đăng Nga, Phạm Văn Học, Vũ Văn Hè, Lê Xuân Hữu, Lưu Trọng Hân, Phạm Huy Dũng, Vũ Văn Tuyến, Đoàn Văn Bừng, Đặng Văn Dũng có thiếu sót trong việc điều tra Thông báo số 225/TB-BCĐ ngày 28/12/2011 của Ban chỉ đạo cưỡng chế, không phát hiện ra kế hoạch tháo dỡ lều trông đầm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng là người thi hành nhiệm vụ, không đủ căn cứ chứng minh có hành vi phạm tội nên Cơ quan cảnh sát điều tra không khởi tố điều tra mà đề nghị xử lý hành chính.
Đối với những người được trưng dụng tham gia tháo dỡ, có hành vi trực tiếp phá dỡ nhà, lều trông đầm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng họ thực hiện theo chỉ đạo của Nguyễn Văn Khanh, Phạm Xuân Hoa, Phạm Đăng Hoan và Lê Thanh Liêm nên Cơ quan cảnh sát điều tra không khởi tố.
Đối với ông Vũ Văn Kết (sinh năm 1972, ở xã Tiên Hưng, huyện Tiên Lãng), tài liệu điều tra thể hiện ông Kết gọi điện thoại và trực tiếp nói với ông Thái thuê máy xúc phá nhà trông đầm 2 tầng của ông Đoàn Văn Quý nhưng ông Kết không thừa nhận, không có tài liệu khác nên không đủ căn cứ khởi tố điều tra.
Đối với ông Vũ Văn Đoàn - chủ máy xúc và ông Đặng Văn Tài - lái máy xúc phá hủy tài sản nhưng thực hiện theo hợp đồng và chỉ đạo của Phạm Đăng Hoan và Lê Thanh Liêm nên không khởi tố điều tra.
Đối với tài sản Ban chỉ đạo cưỡng chế, bảo quản, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có công văn yêu cầu Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng giao lại cho gia đình Đoàn Văn Quý./.
Cơ quan Cảnh sát điều tra kết luận các bị can Nguyễn Văn Khanh (sinh ngày 13/6/1961 tại Tiên Lãng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng), Phạm Xuân Hòa (sinh ngày 6/1/1955 tại Thái Bình, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Tiên Lãng) và Lê Thanh Liêm (sinh ngày 20/7/1963 tại Hải Phòng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng) có hành vi hủy hoại tài sản, quy định tại khoản 3 điều 143 Bộ luật Hình sự.
Phạm Đăng Hoan (sinh ngày 9/2/1960 tại Tiên Lãng, Hải Phòng, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng) có hành vi hủy hoại tài sản, quy định tại khoản 2 điều 143 Bộ luật Hình sự.
Bị can Nguyễn Văn Khanh bị tạm giam từ ngày 22/10/2012 và các bị can Phạm Xuân Hòa, Lê Thanh Liêm và Phạm Đăng Hoan bị cấm đi khỏi nơi cư trú cũng từ thời điểm trên.
[Không "vùng cấm" trong vụ sai phạm ở Tiên Lãng]
Căn cứ điều 163 Bộ Luật Tố tụng hình sự, Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an thành phố Hải Phòng quyết định chuyển toàn bộ hồ sơ, vật chứng và bản kết luận điều tra vụ án đến Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng đề nghị truy tố các bị can có lý lịch và hành vi phạm tội nêu trên theo quy định của pháp luật.
Đối với ông Bùi Thế Nghĩa - Bí thư huyện ủy huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, tài liệu điều tra chưa đủ căn cứ chứng minh có hành vi phạm tội "hủy hoại tài sản" nên Cơ quan cảnh sát điều tra-Công an thành phố Hải Phòng không khởi tố điều tra.
Đối với ông Lê Văn Hiền - nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng, Hải Phòng có dấu hiệu của hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Cơ quan cảnh sát điều tra-Công an thành phố Hải Phòng tiếp tục điều tra làm rõ và có kết luận xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với các thành viên tham gia Ban chỉ đạo cưỡng chế gồm các ông Nguyễn Quốc Hiểu, Lê Văn Mải, Hoàng Đăng Chinh, Quyễn Quốc Toản, Ngô Quốc Khánh, Bùi Đăng Nga, Phạm Văn Học, Vũ Văn Hè, Lê Xuân Hữu, Lưu Trọng Hân, Phạm Huy Dũng, Vũ Văn Tuyến, Đoàn Văn Bừng, Đặng Văn Dũng có thiếu sót trong việc điều tra Thông báo số 225/TB-BCĐ ngày 28/12/2011 của Ban chỉ đạo cưỡng chế, không phát hiện ra kế hoạch tháo dỡ lều trông đầm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng là người thi hành nhiệm vụ, không đủ căn cứ chứng minh có hành vi phạm tội nên Cơ quan cảnh sát điều tra không khởi tố điều tra mà đề nghị xử lý hành chính.
Đối với những người được trưng dụng tham gia tháo dỡ, có hành vi trực tiếp phá dỡ nhà, lều trông đầm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng họ thực hiện theo chỉ đạo của Nguyễn Văn Khanh, Phạm Xuân Hoa, Phạm Đăng Hoan và Lê Thanh Liêm nên Cơ quan cảnh sát điều tra không khởi tố.
Đối với ông Vũ Văn Kết (sinh năm 1972, ở xã Tiên Hưng, huyện Tiên Lãng), tài liệu điều tra thể hiện ông Kết gọi điện thoại và trực tiếp nói với ông Thái thuê máy xúc phá nhà trông đầm 2 tầng của ông Đoàn Văn Quý nhưng ông Kết không thừa nhận, không có tài liệu khác nên không đủ căn cứ khởi tố điều tra.
Đối với ông Vũ Văn Đoàn - chủ máy xúc và ông Đặng Văn Tài - lái máy xúc phá hủy tài sản nhưng thực hiện theo hợp đồng và chỉ đạo của Phạm Đăng Hoan và Lê Thanh Liêm nên không khởi tố điều tra.
Đối với tài sản Ban chỉ đạo cưỡng chế, bảo quản, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có công văn yêu cầu Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng giao lại cho gia đình Đoàn Văn Quý./.
Hoàng Ngọc (TTXVN)