Giới chức Kenya ngày 30/6 cho biết các tay súng phiến quân đã tấn công vào khu trại tỵ nạn lớn nhất thế giới Dadaab, giáp giới với Somalia, bắt cóc 4 nhân viên cứu trợ nhân đạo quốc tế, sát hại một tài xế và làm bị thương 2 người dân bản địa.
Lực lượng an ninh đã được triển khai nhằm truy tìm nhóm bắt cóc này.
Theo người phát ngôn quân đội Kenya Cyrus Oguna, những người bị bắt cóc gồm 2 nam và 2 nữ, có quốc tịch Canada, Na Uy, Pakistan và Philippines, hiện làm việc cho Hội đồng Tỵ nạn Na Uy (NRC).
Quân đội đã triển khai trực thăng cũng như lực lượng mặt đất để tìm kiếm những người bị bắt cóc. Đại diện các quốc gia có công dân bị bắt cóc đã yêu cầu Chính phủ Kenya có những biện pháp nhanh chóng và kịp thời để giải cứu những nhân viên kể trên.
NRC đang thực hiện công tác cứu trợ đối với gần 465.000 người tỵ nạn tại khu tổ hợp Dadaab, khu vực đông dân thứ ba tại Kenya. Vụ bắt cóc nằm trong hàng loạt vụ tấn công vào Dadaab do các tay súng tiến hành. Hồi tháng Mười năm ngoái, hai công dân Tây Ban Nha làm việc cho Tổ chức Bác sĩ không biên giới cũng bị bắt cóc và hiện vẫn bị giam giữ tại Somalia.
Sau vụ việc kể trên, quân đội Kenya đã tiến sâu vào lãnh thổ Somalia tới 120 km nhằm trấn áp phiến quân Shebab tại đây. Tuy nhiên, cho đến nay, lực lượng này vẫn kiểm soát phần lớn khu vực miền Nam của Somalia./.
Lực lượng an ninh đã được triển khai nhằm truy tìm nhóm bắt cóc này.
Theo người phát ngôn quân đội Kenya Cyrus Oguna, những người bị bắt cóc gồm 2 nam và 2 nữ, có quốc tịch Canada, Na Uy, Pakistan và Philippines, hiện làm việc cho Hội đồng Tỵ nạn Na Uy (NRC).
Quân đội đã triển khai trực thăng cũng như lực lượng mặt đất để tìm kiếm những người bị bắt cóc. Đại diện các quốc gia có công dân bị bắt cóc đã yêu cầu Chính phủ Kenya có những biện pháp nhanh chóng và kịp thời để giải cứu những nhân viên kể trên.
NRC đang thực hiện công tác cứu trợ đối với gần 465.000 người tỵ nạn tại khu tổ hợp Dadaab, khu vực đông dân thứ ba tại Kenya. Vụ bắt cóc nằm trong hàng loạt vụ tấn công vào Dadaab do các tay súng tiến hành. Hồi tháng Mười năm ngoái, hai công dân Tây Ban Nha làm việc cho Tổ chức Bác sĩ không biên giới cũng bị bắt cóc và hiện vẫn bị giam giữ tại Somalia.
Sau vụ việc kể trên, quân đội Kenya đã tiến sâu vào lãnh thổ Somalia tới 120 km nhằm trấn áp phiến quân Shebab tại đây. Tuy nhiên, cho đến nay, lực lượng này vẫn kiểm soát phần lớn khu vực miền Nam của Somalia./.
(TTXVN)