Keidanren đề xuất giải pháp nới lỏng xuất khẩu vũ khí

Keidanren ngày 13/2 đã đề xuất các giải pháp nhằm nới lỏng hơn nữa những hạn chế về xuất khẩu vũ khí.
Keidanren đề xuất giải pháp nới lỏng xuất khẩu vũ khí ảnh 1Máy bay đổ bộ US-2 của Nhật Bản. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Liên đoàn các doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren) ngày 13/2 đã đề xuất các giải pháp nhằm nới lỏng hơn nữa những hạn chế về xuất khẩu vũ khí và tăng cường sức cạnh tranh trên toàn cầu.

Các quan chức thuộc cơ quan vận động hành lang có ảnh hưởng nhất Nhật Bản này cho biết các đề xuất bao gồm việc thiết lập một việc tạo ra một bộ phận trong chính quyền chuyên về xuất khẩu vũ khí, giống như Hàn Quốc và Anh.

Đây là lần đầu tiên cộng đồng doanh nghiệp này đưa ra những đề xuất về xuất khẩu vũ khí kể từ khi Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe bắt đầu theo đuổi nhằm sửa đổi ba nguyên tắc hạn chế xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản.

Tuy nhiên, giới quan sát công nghiệp lo ngại rằng sự phối hợp hành động giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực xuất khẩu có thể gây hại cho triết lý cơ bản của một quốc gia hòa bình mà các chính quyền tiền nhiệm duy trì.

Phó Chủ tịch ủy ban Sản xuất Quốc phòng của Keidanren, ông Keiichiro Iwasaki, đã trình các đề xuất trên lên ủy ban liên quan đến quốc phòng của đảng Dân chủ Tự do (LDP) với hy vọng rằng chúng sẽ được phản ánh trong đường lối xuất khẩu vũ khí đang được xây dựng của Nhật Bản.

Nhật Bản đã đề ra ba nguyên tắc về xuất khẩu vũ khí vào năm 1967, trong đó bao gồm việc không chuyển giao vũ khí cho các quốc gia bị cấm vận theo nghị quyết của Liên hợp quốc và những nước có liên quan đến các xung đột quốc tế. Những nguyên tắc này trở thành lệnh cấm vào năm 1976 với một số ngoại lệ mà các chính quyền trước đây đã làm.

Năm 2011, Nhật Bản đã nới lỏng các nguyên tắc này cho phép xuất khẩu vì mục đích nhân đạo và hòa bình, đồng thời nó cũng giúp Tokyo tham gia một cách dễ dàng hơn vào việc cũng phát triển và sản xuất vũ khí.

Tuy nhiên, ông Iwasaki, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi, cho rằng các nguyên tắc này vẫn còn khá nghiêm ngặt như các thiết bị cảm ứng và bán dẫn của Nhật Bản không được phép xuất khẩu và việc chuyển giao thiết bị quốc phòng của quốc gia đối tác cho một nước thứ ba đòi hỏi phải có sự đồng ý của Tokyo.

Ông Iwasaki được dẫn lời cho rằng việc chuyển giao thiết bị quốc phòng cho những nước có quan hệ an ninh then chốt với Nhật Bản không nên bị hạn chế nếu hành động đó góp phần đảm bảo an ninh cho Nhật Bản và cộng đồng quốc tế. Ủy ban này được thành lập từ 60 doanh nghiệp liên quan đến ngành công nghiệp thiết bị quốc phòng, bao gồm cả Mitsubishi Heavy và IHI./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục