Ngày 10/10, tại Hà Nội, Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã tổ chức Hội thảo "Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chiến lược phát triển lưu vực sông Mekong, dựa trên Quản lý tổng hợp tài nguyên nước."
Hội thảo nhằm góp phần tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo môi trường, đồng thời tạo các cơ sở khoa học kỹ thuật, pháp lý cho hợp tác trong Ủy hội Mekong, thực hiện tốt Chiến lược phát triển lưu vực dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước.
Sông Mekong có chiều dài khoảng 4.800km bắt nguồn từ Tây Tạng chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia, hình thành nên một châu thổ phì nhiêu, nhưng rất nhạy cảm với tác động ở thượng lưu, trong đó phần lớn là Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và một phần Campuchia, trước khi đổ ra Biển Đông.
Lưu vực sông Mekong có diện tích rộng 795.000km2, là con sông có mức đa dạng sinh học cao thứ 2 thế giới. Ước tính có 60 triệu người sống ở hạ lưu sông này, trong đó Việt Nam có 17 triệu người sống ở Đồng bằng sông Cửu Long và 3 triệu người ở Tây Nguyên.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban sông Mekong Việt Nam Nguyễn Thái Lai cho biết tại Hội nghị Thượng đỉnh Ủy hội sông Mekong lần đầu tiên (ngày 5/5/2010), Thủ tướng Chính phủ của các quốc gia hạ lưu sông Mekong đã tái khẳng định cam kết của các quốc gia tiếp tục hợp tác thúc đẩy phát triển, sử dụng, bảo tồn, quản lý bền vững tài nguyên nước và tài nguyên liên quan, để "đáp ứng nhu cầu, giữ cân bằng để hướng tới sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong."
Hội nghị Thượng đỉnh cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác hơn nữa để giải quyết những thách thức quan trọng đang nổi lên ở lưu vực sông Mekong, bao gồm quản lý rủi ro do lũ lụt và hạn hán gây ra; lồng ghép tốt hơn các cân nhắc về tính bền vững trong việc phát triển tiềm năng thủy điện của lưu vực; giảm thiểu sự suy giảm chất lượng nước, mất đất ngập nước và nạn phá rừng đang là những rủi ro đối với đa dạng sinh học và sinh kế của người dân; quản lý tốt hơn nguồn thủy sản tự nhiên đặc biệt của lưu vực, nghiên cứu và giải quyết các mối đe dọa đối với sinh kế do biến đổi khí hậu sinh ra.
Tại Hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý thuộc các bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Xây dựng... đều cho rằng mục tiêu lâu dài của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chiến lược phát triển lưu vực sông Mekong dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước là tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Mục tiêu trước mắt phải xác định được các vấn đề Việt Nam quan tâm, nhằm xây dựng các dự án, chương trình giải quyết để hỗ trợ thực hiện tốt các chiến lược, chính sách quốc gia và các hành động chiến lược của Ủy hội, đồng thời bổ sung kiến thức để cập nhật kịch bản phát triển lưu vực và điều chỉnh Chiến lược sau này.
Nguyên tắc khi xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia bước đầu nên tiến hành song song với kế hoạch hành động vùng, để thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa quốc gia và vùng. Sau đó các hoạt động quốc gia có thể tiếp tục cho thời kỳ dài hơn, nhằm đảm bảo một cách tiếp cận quản lý bền vững tài nguyên nước từ cấp cơ sở (tiểu lưu vực).
Cách làm này sẽ huy động được sự ủng hộ cần thiết và sự tham gia của các cơ quan hữu quan trong quá trình xây dựng Kế hoạch hành động.
Báo cáo của Ủy ban sông Mekong Việt Nam cũng đã nêu rõ, trên lãnh thổ Việt Nam có hai tiểu vùng thuộc lưu vực sông Mekong đã được xác định trong Chương trình kế hoạch phát triển lưu vực, đó là tiểu vùng 10V (Đồng bằng sông Cửu Long và tiểu vùng 7V (lưu vực sông Se San và Srepok).
Cả hai tiểu vùng đều có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và an ninh chính trị của đất nước, đồng thời thúc đẩy hợp tác với các quốc gia khác trong Ủy hội. Mỗi tiểu vùng có đặc trưng địa lý thủy văn và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội khác nhau.
Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã đề xuất các lĩnh vực cần quan tâm và dự án Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như các lĩnh vực cần quan tâm và dự án ở Tây Nguyên, nằm trong Kế hoạch hành động quốc gia với những mục tiệu cụ thể khác nhau.
Đơn cử như lĩnh vực cần quan tâm về “Lồng ghép và hài hòa quy trình quy hoạch quốc gia với Chiến lược phát triển lưu vực, dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước” ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu toàn diện là để đánh giá việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước của khu vực này; mối quan hệ liên quan tới nước trên lưu vực nhằm củng cố và thể chế hóa quy trình quốc gia, góp phần phát triển bền vững tài nguyên nước ở cấp quốc gia và cấp lưu vực.../.
Hội thảo nhằm góp phần tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo môi trường, đồng thời tạo các cơ sở khoa học kỹ thuật, pháp lý cho hợp tác trong Ủy hội Mekong, thực hiện tốt Chiến lược phát triển lưu vực dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước.
Sông Mekong có chiều dài khoảng 4.800km bắt nguồn từ Tây Tạng chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia, hình thành nên một châu thổ phì nhiêu, nhưng rất nhạy cảm với tác động ở thượng lưu, trong đó phần lớn là Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và một phần Campuchia, trước khi đổ ra Biển Đông.
Lưu vực sông Mekong có diện tích rộng 795.000km2, là con sông có mức đa dạng sinh học cao thứ 2 thế giới. Ước tính có 60 triệu người sống ở hạ lưu sông này, trong đó Việt Nam có 17 triệu người sống ở Đồng bằng sông Cửu Long và 3 triệu người ở Tây Nguyên.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban sông Mekong Việt Nam Nguyễn Thái Lai cho biết tại Hội nghị Thượng đỉnh Ủy hội sông Mekong lần đầu tiên (ngày 5/5/2010), Thủ tướng Chính phủ của các quốc gia hạ lưu sông Mekong đã tái khẳng định cam kết của các quốc gia tiếp tục hợp tác thúc đẩy phát triển, sử dụng, bảo tồn, quản lý bền vững tài nguyên nước và tài nguyên liên quan, để "đáp ứng nhu cầu, giữ cân bằng để hướng tới sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong."
Hội nghị Thượng đỉnh cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác hơn nữa để giải quyết những thách thức quan trọng đang nổi lên ở lưu vực sông Mekong, bao gồm quản lý rủi ro do lũ lụt và hạn hán gây ra; lồng ghép tốt hơn các cân nhắc về tính bền vững trong việc phát triển tiềm năng thủy điện của lưu vực; giảm thiểu sự suy giảm chất lượng nước, mất đất ngập nước và nạn phá rừng đang là những rủi ro đối với đa dạng sinh học và sinh kế của người dân; quản lý tốt hơn nguồn thủy sản tự nhiên đặc biệt của lưu vực, nghiên cứu và giải quyết các mối đe dọa đối với sinh kế do biến đổi khí hậu sinh ra.
Tại Hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý thuộc các bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Xây dựng... đều cho rằng mục tiêu lâu dài của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chiến lược phát triển lưu vực sông Mekong dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước là tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Mục tiêu trước mắt phải xác định được các vấn đề Việt Nam quan tâm, nhằm xây dựng các dự án, chương trình giải quyết để hỗ trợ thực hiện tốt các chiến lược, chính sách quốc gia và các hành động chiến lược của Ủy hội, đồng thời bổ sung kiến thức để cập nhật kịch bản phát triển lưu vực và điều chỉnh Chiến lược sau này.
Nguyên tắc khi xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia bước đầu nên tiến hành song song với kế hoạch hành động vùng, để thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa quốc gia và vùng. Sau đó các hoạt động quốc gia có thể tiếp tục cho thời kỳ dài hơn, nhằm đảm bảo một cách tiếp cận quản lý bền vững tài nguyên nước từ cấp cơ sở (tiểu lưu vực).
Cách làm này sẽ huy động được sự ủng hộ cần thiết và sự tham gia của các cơ quan hữu quan trong quá trình xây dựng Kế hoạch hành động.
Báo cáo của Ủy ban sông Mekong Việt Nam cũng đã nêu rõ, trên lãnh thổ Việt Nam có hai tiểu vùng thuộc lưu vực sông Mekong đã được xác định trong Chương trình kế hoạch phát triển lưu vực, đó là tiểu vùng 10V (Đồng bằng sông Cửu Long và tiểu vùng 7V (lưu vực sông Se San và Srepok).
Cả hai tiểu vùng đều có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và an ninh chính trị của đất nước, đồng thời thúc đẩy hợp tác với các quốc gia khác trong Ủy hội. Mỗi tiểu vùng có đặc trưng địa lý thủy văn và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội khác nhau.
Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã đề xuất các lĩnh vực cần quan tâm và dự án Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như các lĩnh vực cần quan tâm và dự án ở Tây Nguyên, nằm trong Kế hoạch hành động quốc gia với những mục tiệu cụ thể khác nhau.
Đơn cử như lĩnh vực cần quan tâm về “Lồng ghép và hài hòa quy trình quy hoạch quốc gia với Chiến lược phát triển lưu vực, dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước” ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu toàn diện là để đánh giá việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước của khu vực này; mối quan hệ liên quan tới nước trên lưu vực nhằm củng cố và thể chế hóa quy trình quốc gia, góp phần phát triển bền vững tài nguyên nước ở cấp quốc gia và cấp lưu vực.../.
Văn Hào (TTXVN)