Trước khi gặp Kathy Uyên, người viết đọc một bài phỏng vấn cô trên CNN. Ở đó, Kathy chia sẻ “I was shocked. I didn’t think Vietnam would accept me so quickly” (Tôi đã sốc. Tôi không nghĩ Việt Nam lại chấp nhận tôi nhanh như vậy)…
Khởi đầu sự nghiệp ở Việt Nam hoàn toàn tình cờ bằng bộ phim “Chuyện tình xa xứ,” Kathy Uyên được nhận giải Cánh diều vàng cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất… Và tất nhiên tại Việt Nam, cô nhanh chóng nhận được những sự quan tâm dành cho một ngôi sao điện ảnh như chính giấc mơ của cô ngày hôm qua.
- Có thực là chị đã sốc?
À, bài phỏng vấn đó lâu rồi, khi tôi vừa nhận giải thưởng Cánh diều vàng. Đêm đó, qua internet tôi nói chuyện với cô bạn người Mỹ làm ở CNN. Tôi đã sốc thật sự, vì “Chuyện tình xa xứ” là phim đầu tiên của tôi chính thức ra mắt tại Việt Nam - và đó lại là một vai phụ, không quá khó khăn để nhập vai.
Đó là vai diễn một cô Việt kiều - như chính con người của tôi vậy. Hơn nữa, cô cảnh sát ấy có bề ngoài khá cứng rắn và lạnh lùng, những xúc cảm và yếu đuối đều được cất giấu phía dưới lớp vỏ lạnh lùng ấy...
Tôi chưa phải là một diễn viên nhiều có nhiều kinh nghiệm như các diễn viên chuyên nghiệp khác ở Việt Nam. Và ngay cả vốn tiếng Việt của tôi cũng rất ít ỏi... Nhưng tôi rất vui vì mọi người đã thích bộ phim và sau đó trao tặng một giải thưởng cho sự khởi đầu của tôi.
- Chị đã không nghĩ mình được đón nhận nhanh chóng như vậy ở Việt Nam?
Đúng rồi. Tôi vẫn luôn nghĩ sự thành công là phải có thời gian, phải trải qua những khó khăn để vươn tới thành công đó. Trong thâm tâm tôi xác định không có cái gì mau chóng mà thành công được ngay. Nếu được gọi là thành công, tôi nghĩ nó vẫn ở phía sau con đường điện ảnh của tôi.
Muốn thành công ở Việt Nam, chắc chắn tôi còn phải ở lại đây nhiều hơn nữa, học tiếng Việt chăm chỉ hơn. Và hơn nữa, tôi phải xem truyền hình thật nhiều, xem phim Việt Nam, xem kịch nói... nhiều hơn để có thể nắm bắt được khán giả thích gì, điện ảnh Việt Nam đang diễn ra như thế nào. Bản thân mình phải nằm trong điện ảnh mới có thể là một diễn viên điện ảnh.
- Vậy cứ coi Cánh diều vàng của chị là một điều may mắn mà chị không lường trước?
Đúng, đó là một sự may mắn, Nhưng may mắn này sẽ không thể hiện ra nếu như tôi không chuẩn bị để đón nhận nó. Để có một vai diễn điện ảnh, tôi đã theo học diễn xuất ở Mỹ với một tâm thế là chuẩn bị, và sẵn sàng đón nhận kết cục là chưa chắc mình đã có cơ hội để lọt mắt xanh một đạo diễn nào.
Tôi đã mơ ước được làm diễn viên và tôi luôn chuẩn bị những kỹ năng cho mình để chờ đón cơ hội. Mỗi cơ hội đến đã là một may mắn. Nhờ có sự chuẩn bị nên đối với tôi, tôi tự hào là mình đã có một giải thưởng. Ít nhất là mình xứng đáng được nhận nó bởi mình đã có một sự chuẩn bị tốt để làm việc.
- Và vì thế chị quyết định ở lại Việt Nam?
Vâng. Tôi quyết định ở lại. Chẳng có diễn viên nào lại không mơ ước được đóng những vai chính thú vi, nội tâm. Ở Việt Nam, tôi cảm thấy mình có nhiều cơ hội, mọi người xung quanh lại nồng nhiệt chào đón mình.
Tôi chẳng so sánh nhiều giữa Việt Nam và Mỹ bởi mỗi nơi có một đường hướng phát triển và cách làm việc khác nhau. Nhưng nhìn thấy không khí làm điện ảnh của Việt Nam, tôi có linh cảm về một sự phát triển của điện ảnh trong nước, nên tôi muốn được là một phần trong sự phát triển ấy.
- Diễn viên Việt Nam thì coi Hollywood là một đích đến mơ ước và danh giá. Còn chị, đã bắt đầu khởi nghiệp ở Mỹ lại chọn con đường ngược lại là quay về...?
Thứ nhất, tôi cảm thấy rất nhiều bài báo về tôi nói rằng “Nhan sắc Việt ở Hollywood,” “Từ Hollywood trở về”... không hợp với mình. Hollywood là một cái tên rộng lớn, và không ai biết chính xác tôi đã làm gì ở đó. Đúng, tôi đã mơ ước trở thành diễn viên điện ảnh nên khi ở Mỹ tôi phải thâm nhập vào Hollywood. Tất cả là vì mục đích được làm điện ảnh.
Tôi thích công việc làm diễn viên lắm, nhưng tôi thừa hiểu có hàng tá những khó khăn để chạm đến ước mơ ấy. Tôi đã đi làm thêm cho rất nhiều hãng sản xuất phim lớn với đủ các công việc, từ PR, marketing, casting, phụ làm sản xuất, làm phục trang, và đóng những vai phụ và quần chúng...
Tại Hollywood, cơ hội dành cho các diễn viên châu Á rất ít vì cũng không có nhiều kịch bản phù hợp. Khi có một phim casting người Á châu thì tôi cũng sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều người Hàn Quốc, người Hoa...
Lâu lâu có những dự án phim độc lập của các đạo diễn trẻ, không nhiều tiền nhưng được nhận là may rồi... Và càng hiếm nữa là các đạo diễn hoặc biên kịch điện ảnh là người Việt xuất hiện ưu ái cho diễn viên Việt...
Hollywood thực ra chỉ là cái tiếng. Cái tiếng ấy thì sẽ phụ mình... nhưng đó không phải là tất cả. Những người yêu nghề muốn trau dồi và mơ ước có cơ hội làm nghề như tôi, được đi học và được thử sức đã là hạnh phúc... Điều tôi mong muốn là được thể hiện khả năng và tự hào vì khả năng đó.
Bởi vậy, khi ở Việt Nam tôi có những vai diễn tốt, thậm chí những vai chính trong những bộ phim có chất lượng cao thì đương nhiên tôi chọn ở lại Việt Nam. Tôi vẫn đang mong muốn mình được diễn nhiều vai diễn khó hơn nữa, có nhiều khía cạnh nội tâm phức tạp hơn nữa để có thể tiến bộ.
- Nhưng chị thừa hiểu những ước mơ ấy ngay cả ở Việt Nam chắc chắn không dễ dàng?
Đương nhiên, nhưng có ai cấm mình ước mơ đâu... Nhưng mình cũng luôn phải chuẩn bị trước mọi thứ chứ không thể chờ cơ hội đến rồi mới suy nghĩ và hành động. Tôi biết mình là một diễn viên Việt kiều, yếu điểm lớn nhất là tôi còn thiếu tất cả những hiểu biết về văn hóa và con người Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ Việt.
Trong nước hiện nay có quá nhiều diễn viên giỏi và xinh đẹp... Tôi cảm thấy thú vị nếu như tôi được cạnh tranh với họ. Nếu tôi thua họ trong một cuộc chạy đua đến một vai diễn, ít nhất tôi cũng đã được hưởng lợi từ quá trình tìm tòi vai diễn, đọc kịch bản và học tiếng Việt, thâm nhập thực tế...
- Vậy chị đang chuẩn bị gì cho giấc mơ làm phụ nữ Việt thật sự trên phim của mình?
Tôi có thuê người dạy tiếng Việt cho mình. Tôi đang tập viết tiếng Việt. Và quan trọng nhất là đọc thật nhiều tiếng Việt. Tôi thích đọc sách và tạp chí, đặc biệt là các bài phỏng vấn các ngôi sao ở Việt Nam, bởi tôi muốn tìm hiểu xem tâm lý của họ và cách họ trò chuyện với mọi người.
Ngoài ra tôi chú tâm học nhiều về văn hóa và điện ảnh, nhất là các thuật ngữ điện ảnh người Việt hay dùng... Nếu mỗi ngày tôi có một kịch bản để học, một truyện ngắn để đọc... thì đến cuối đời, chắc tiếng Việt của tôi sẽ chuẩn lắm... (cười)
- Từ “Chuyện tình xa xứ” đến “Để Mai tính” chị đều nhận hai vai diễn là Việt kiều, nên trong điện ảnh chị là một hương vị lạ. Nhưng để lâu dài ở đây, lạ mãi cũng thành quen...
Để thành diễn viên Việt Nam thật sự khó thật. Làm sao để thở ra được cái hơi của Việt Nam, nghĩ bằng suy nghĩ của người Việt Nam. Diễn viên trong nước có lợi thế là đã được làm người Việt Nam từ nhỏ rồi, còn tôi trễ tới hai mấy năm rồi. Bây giờ tôi phải thay đổi hoàn toàn con người và lối sống của mình.
Hai vai diễn Việt kiều vừa qua đối với tôi có phần dễ dàng bởi nó đều có phần nào con người và cuộc sống của tôi... Hiện nay, trong tay tôi đang có một kịch bản thú vị mặc dù tôi nghĩ là chắc phải 3, 4 năm nữa nó mới được thực hiện vì khá tốn kém. Đó là vai diễn cô gái Huế, Huế thật sự chứ không phải Việt kiều.
- Chị được mời vai diễn này chưa?
Chưa nói trước điều gì, vì mọi thứ chưa chắc chắn. Nhưng tôi đã nhờ một người gốc Huế cho tôi ở, dạy tôi mọi nề nếp sống của người Huế, dạy tôi nói tiếng Huế. Tôi thích kịch bản này, nên ngoài việc nắm chắc được kịch bản tôi cần phải nắm chắc được nhân vật nữa.
Giờ tôi đã có thể nói được giọng Huế, hiểu tất cả chi mô răng rứa... Ở Huế tôi nói tiếng Huế, người ta đã nghĩ tôi là một cô Việt Kiều gốc Huế. Tôi muốn chuẩn bị trước cho vai diễn này thật kỹ càng, để khi casting, dù nếu có thất bại tôi vẫn tự hào là mình đã cố gắng lâu dài và thực sự hết mình.
- Chị là tuýp người không ngại thất bại nhỉ?
Không, nhất là trong nghề nghiệp này. Thất bại làm mình rơi xuống nhưng lại có lực để đẩy mình lên một mức cố gắng cao hơn. Ở Mỹ, tôi được học cách chấp nhận thất bại. Diễn viên ở Mỹ nói chung là suốt ngày nằm trong một vòng quay của công việc học tập, casting, làm việc, casting...
Từ thời sinh viên, tôi học hai ngành kinh doanh và diễn xuất một lúc nên càng bận rộn. Việc “rớt đài” các vai diễn là chuyện hết sức bình thường, hàng ngày, không có gì phải đáng thất vọng hết. Đó là một phần của công việc. Nếu sợ thất bại, tốt nhất là đừng mơ ước điều gì.
- Vậy ngoài ước mơ làm diễn viên Việt Nam thành công, ước mơ lớn của chị là gì?
Mơ làm diễn viên ngôi sao quốc tế, thành công ở cả Việt Nam và Mỹ... Đúng là đã mơ ước rồi, sao không mơ một giấc mơ lớn luôn cho xong (Cười)... Có lẽ tôi vẫn duy trì công việc ở cả hai nơi Việt Nam và Mỹ, đi đi về về... Cả hai nơi đều là nhà.
- Cha mẹ chị phản ứng với quyết định của chị hiện giờ thế nào?
Cha mẹ tôi vẫn ở Mỹ và cũng không phản đối khi tôi chọn quê hương để trụ lại một thời gian. Ở Mỹ tôi có thể làm việc nhiều tiền hơn nhưng ở Việt Nam hiện giờ tôi được làm điều mình thích và sống đúng với ước mơ của mình.
Từ ngày còn bé xíu cho đến khi học trung học, tôi vẫn tham gia diễn kịch trong trường và cha mẹ tôi không phản đối, vẫn luôn coi đó là một đam mê trẻ con và lớn lên thì tôi sẽ quên đi nhanh chóng.
Nhưng khi vào đại học, để được chấp nhận theo học diễn xuất thì tôi vẫn phải chọn học thêm một ngành kinh doanh theo ý cha mẹ tôi, đó vẫn là một sự an toàn để nếu tôi có thất bại trong ước mơ làm diễn viên thì vẫn có một nghề nghiệp để sống...
Nhưng bây giờ khi tốt nghiệp và đã lớn, tôi muốn tự quyết định tương lai cho mình. Tôi nói chuyện với cha mẹ tôi, một doanh nhân hay bác sĩ chí ít cũng mất 5 năm học tập và 5 năm lập nghiệp trước khi có thành công. Vậy cha mẹ hãy cho con một quãng thời gian 10 năm để sống với ước mơ và sự lựa chọn của con đi, nếu con không thành công, con sẽ quay trở về với lời khuyên của bố mẹ./.
Khởi đầu sự nghiệp ở Việt Nam hoàn toàn tình cờ bằng bộ phim “Chuyện tình xa xứ,” Kathy Uyên được nhận giải Cánh diều vàng cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất… Và tất nhiên tại Việt Nam, cô nhanh chóng nhận được những sự quan tâm dành cho một ngôi sao điện ảnh như chính giấc mơ của cô ngày hôm qua.
- Có thực là chị đã sốc?
À, bài phỏng vấn đó lâu rồi, khi tôi vừa nhận giải thưởng Cánh diều vàng. Đêm đó, qua internet tôi nói chuyện với cô bạn người Mỹ làm ở CNN. Tôi đã sốc thật sự, vì “Chuyện tình xa xứ” là phim đầu tiên của tôi chính thức ra mắt tại Việt Nam - và đó lại là một vai phụ, không quá khó khăn để nhập vai.
Đó là vai diễn một cô Việt kiều - như chính con người của tôi vậy. Hơn nữa, cô cảnh sát ấy có bề ngoài khá cứng rắn và lạnh lùng, những xúc cảm và yếu đuối đều được cất giấu phía dưới lớp vỏ lạnh lùng ấy...
Tôi chưa phải là một diễn viên nhiều có nhiều kinh nghiệm như các diễn viên chuyên nghiệp khác ở Việt Nam. Và ngay cả vốn tiếng Việt của tôi cũng rất ít ỏi... Nhưng tôi rất vui vì mọi người đã thích bộ phim và sau đó trao tặng một giải thưởng cho sự khởi đầu của tôi.
- Chị đã không nghĩ mình được đón nhận nhanh chóng như vậy ở Việt Nam?
Đúng rồi. Tôi vẫn luôn nghĩ sự thành công là phải có thời gian, phải trải qua những khó khăn để vươn tới thành công đó. Trong thâm tâm tôi xác định không có cái gì mau chóng mà thành công được ngay. Nếu được gọi là thành công, tôi nghĩ nó vẫn ở phía sau con đường điện ảnh của tôi.
Muốn thành công ở Việt Nam, chắc chắn tôi còn phải ở lại đây nhiều hơn nữa, học tiếng Việt chăm chỉ hơn. Và hơn nữa, tôi phải xem truyền hình thật nhiều, xem phim Việt Nam, xem kịch nói... nhiều hơn để có thể nắm bắt được khán giả thích gì, điện ảnh Việt Nam đang diễn ra như thế nào. Bản thân mình phải nằm trong điện ảnh mới có thể là một diễn viên điện ảnh.
- Vậy cứ coi Cánh diều vàng của chị là một điều may mắn mà chị không lường trước?
Đúng, đó là một sự may mắn, Nhưng may mắn này sẽ không thể hiện ra nếu như tôi không chuẩn bị để đón nhận nó. Để có một vai diễn điện ảnh, tôi đã theo học diễn xuất ở Mỹ với một tâm thế là chuẩn bị, và sẵn sàng đón nhận kết cục là chưa chắc mình đã có cơ hội để lọt mắt xanh một đạo diễn nào.
Tôi đã mơ ước được làm diễn viên và tôi luôn chuẩn bị những kỹ năng cho mình để chờ đón cơ hội. Mỗi cơ hội đến đã là một may mắn. Nhờ có sự chuẩn bị nên đối với tôi, tôi tự hào là mình đã có một giải thưởng. Ít nhất là mình xứng đáng được nhận nó bởi mình đã có một sự chuẩn bị tốt để làm việc.
- Và vì thế chị quyết định ở lại Việt Nam?
Vâng. Tôi quyết định ở lại. Chẳng có diễn viên nào lại không mơ ước được đóng những vai chính thú vi, nội tâm. Ở Việt Nam, tôi cảm thấy mình có nhiều cơ hội, mọi người xung quanh lại nồng nhiệt chào đón mình.
Tôi chẳng so sánh nhiều giữa Việt Nam và Mỹ bởi mỗi nơi có một đường hướng phát triển và cách làm việc khác nhau. Nhưng nhìn thấy không khí làm điện ảnh của Việt Nam, tôi có linh cảm về một sự phát triển của điện ảnh trong nước, nên tôi muốn được là một phần trong sự phát triển ấy.
- Diễn viên Việt Nam thì coi Hollywood là một đích đến mơ ước và danh giá. Còn chị, đã bắt đầu khởi nghiệp ở Mỹ lại chọn con đường ngược lại là quay về...?
Thứ nhất, tôi cảm thấy rất nhiều bài báo về tôi nói rằng “Nhan sắc Việt ở Hollywood,” “Từ Hollywood trở về”... không hợp với mình. Hollywood là một cái tên rộng lớn, và không ai biết chính xác tôi đã làm gì ở đó. Đúng, tôi đã mơ ước trở thành diễn viên điện ảnh nên khi ở Mỹ tôi phải thâm nhập vào Hollywood. Tất cả là vì mục đích được làm điện ảnh.
Tôi thích công việc làm diễn viên lắm, nhưng tôi thừa hiểu có hàng tá những khó khăn để chạm đến ước mơ ấy. Tôi đã đi làm thêm cho rất nhiều hãng sản xuất phim lớn với đủ các công việc, từ PR, marketing, casting, phụ làm sản xuất, làm phục trang, và đóng những vai phụ và quần chúng...
Tại Hollywood, cơ hội dành cho các diễn viên châu Á rất ít vì cũng không có nhiều kịch bản phù hợp. Khi có một phim casting người Á châu thì tôi cũng sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều người Hàn Quốc, người Hoa...
Lâu lâu có những dự án phim độc lập của các đạo diễn trẻ, không nhiều tiền nhưng được nhận là may rồi... Và càng hiếm nữa là các đạo diễn hoặc biên kịch điện ảnh là người Việt xuất hiện ưu ái cho diễn viên Việt...
Hollywood thực ra chỉ là cái tiếng. Cái tiếng ấy thì sẽ phụ mình... nhưng đó không phải là tất cả. Những người yêu nghề muốn trau dồi và mơ ước có cơ hội làm nghề như tôi, được đi học và được thử sức đã là hạnh phúc... Điều tôi mong muốn là được thể hiện khả năng và tự hào vì khả năng đó.
Bởi vậy, khi ở Việt Nam tôi có những vai diễn tốt, thậm chí những vai chính trong những bộ phim có chất lượng cao thì đương nhiên tôi chọn ở lại Việt Nam. Tôi vẫn đang mong muốn mình được diễn nhiều vai diễn khó hơn nữa, có nhiều khía cạnh nội tâm phức tạp hơn nữa để có thể tiến bộ.
- Nhưng chị thừa hiểu những ước mơ ấy ngay cả ở Việt Nam chắc chắn không dễ dàng?
Đương nhiên, nhưng có ai cấm mình ước mơ đâu... Nhưng mình cũng luôn phải chuẩn bị trước mọi thứ chứ không thể chờ cơ hội đến rồi mới suy nghĩ và hành động. Tôi biết mình là một diễn viên Việt kiều, yếu điểm lớn nhất là tôi còn thiếu tất cả những hiểu biết về văn hóa và con người Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ Việt.
Trong nước hiện nay có quá nhiều diễn viên giỏi và xinh đẹp... Tôi cảm thấy thú vị nếu như tôi được cạnh tranh với họ. Nếu tôi thua họ trong một cuộc chạy đua đến một vai diễn, ít nhất tôi cũng đã được hưởng lợi từ quá trình tìm tòi vai diễn, đọc kịch bản và học tiếng Việt, thâm nhập thực tế...
- Vậy chị đang chuẩn bị gì cho giấc mơ làm phụ nữ Việt thật sự trên phim của mình?
Tôi có thuê người dạy tiếng Việt cho mình. Tôi đang tập viết tiếng Việt. Và quan trọng nhất là đọc thật nhiều tiếng Việt. Tôi thích đọc sách và tạp chí, đặc biệt là các bài phỏng vấn các ngôi sao ở Việt Nam, bởi tôi muốn tìm hiểu xem tâm lý của họ và cách họ trò chuyện với mọi người.
Ngoài ra tôi chú tâm học nhiều về văn hóa và điện ảnh, nhất là các thuật ngữ điện ảnh người Việt hay dùng... Nếu mỗi ngày tôi có một kịch bản để học, một truyện ngắn để đọc... thì đến cuối đời, chắc tiếng Việt của tôi sẽ chuẩn lắm... (cười)
- Từ “Chuyện tình xa xứ” đến “Để Mai tính” chị đều nhận hai vai diễn là Việt kiều, nên trong điện ảnh chị là một hương vị lạ. Nhưng để lâu dài ở đây, lạ mãi cũng thành quen...
Để thành diễn viên Việt Nam thật sự khó thật. Làm sao để thở ra được cái hơi của Việt Nam, nghĩ bằng suy nghĩ của người Việt Nam. Diễn viên trong nước có lợi thế là đã được làm người Việt Nam từ nhỏ rồi, còn tôi trễ tới hai mấy năm rồi. Bây giờ tôi phải thay đổi hoàn toàn con người và lối sống của mình.
Hai vai diễn Việt kiều vừa qua đối với tôi có phần dễ dàng bởi nó đều có phần nào con người và cuộc sống của tôi... Hiện nay, trong tay tôi đang có một kịch bản thú vị mặc dù tôi nghĩ là chắc phải 3, 4 năm nữa nó mới được thực hiện vì khá tốn kém. Đó là vai diễn cô gái Huế, Huế thật sự chứ không phải Việt kiều.
- Chị được mời vai diễn này chưa?
Chưa nói trước điều gì, vì mọi thứ chưa chắc chắn. Nhưng tôi đã nhờ một người gốc Huế cho tôi ở, dạy tôi mọi nề nếp sống của người Huế, dạy tôi nói tiếng Huế. Tôi thích kịch bản này, nên ngoài việc nắm chắc được kịch bản tôi cần phải nắm chắc được nhân vật nữa.
Giờ tôi đã có thể nói được giọng Huế, hiểu tất cả chi mô răng rứa... Ở Huế tôi nói tiếng Huế, người ta đã nghĩ tôi là một cô Việt Kiều gốc Huế. Tôi muốn chuẩn bị trước cho vai diễn này thật kỹ càng, để khi casting, dù nếu có thất bại tôi vẫn tự hào là mình đã cố gắng lâu dài và thực sự hết mình.
- Chị là tuýp người không ngại thất bại nhỉ?
Không, nhất là trong nghề nghiệp này. Thất bại làm mình rơi xuống nhưng lại có lực để đẩy mình lên một mức cố gắng cao hơn. Ở Mỹ, tôi được học cách chấp nhận thất bại. Diễn viên ở Mỹ nói chung là suốt ngày nằm trong một vòng quay của công việc học tập, casting, làm việc, casting...
Từ thời sinh viên, tôi học hai ngành kinh doanh và diễn xuất một lúc nên càng bận rộn. Việc “rớt đài” các vai diễn là chuyện hết sức bình thường, hàng ngày, không có gì phải đáng thất vọng hết. Đó là một phần của công việc. Nếu sợ thất bại, tốt nhất là đừng mơ ước điều gì.
- Vậy ngoài ước mơ làm diễn viên Việt Nam thành công, ước mơ lớn của chị là gì?
Mơ làm diễn viên ngôi sao quốc tế, thành công ở cả Việt Nam và Mỹ... Đúng là đã mơ ước rồi, sao không mơ một giấc mơ lớn luôn cho xong (Cười)... Có lẽ tôi vẫn duy trì công việc ở cả hai nơi Việt Nam và Mỹ, đi đi về về... Cả hai nơi đều là nhà.
- Cha mẹ chị phản ứng với quyết định của chị hiện giờ thế nào?
Cha mẹ tôi vẫn ở Mỹ và cũng không phản đối khi tôi chọn quê hương để trụ lại một thời gian. Ở Mỹ tôi có thể làm việc nhiều tiền hơn nhưng ở Việt Nam hiện giờ tôi được làm điều mình thích và sống đúng với ước mơ của mình.
Từ ngày còn bé xíu cho đến khi học trung học, tôi vẫn tham gia diễn kịch trong trường và cha mẹ tôi không phản đối, vẫn luôn coi đó là một đam mê trẻ con và lớn lên thì tôi sẽ quên đi nhanh chóng.
Nhưng khi vào đại học, để được chấp nhận theo học diễn xuất thì tôi vẫn phải chọn học thêm một ngành kinh doanh theo ý cha mẹ tôi, đó vẫn là một sự an toàn để nếu tôi có thất bại trong ước mơ làm diễn viên thì vẫn có một nghề nghiệp để sống...
Nhưng bây giờ khi tốt nghiệp và đã lớn, tôi muốn tự quyết định tương lai cho mình. Tôi nói chuyện với cha mẹ tôi, một doanh nhân hay bác sĩ chí ít cũng mất 5 năm học tập và 5 năm lập nghiệp trước khi có thành công. Vậy cha mẹ hãy cho con một quãng thời gian 10 năm để sống với ước mơ và sự lựa chọn của con đi, nếu con không thành công, con sẽ quay trở về với lời khuyên của bố mẹ./.
(Đẹp/Vietnam+)