JICA hỗ trợ Việt Nam phòng chống thiên tai ở khu vực Miền Trung

Với Dự án “Xây dựng Xã hội thích ứng với thiên tai (Giaiđoạn II)”, các chuyên gia của Nhật Bản đã áp dụng phương pháp truyền thống của mình trong phòng chống thiên tai ở các tỉnh Miền Trung Việt Nam.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Với Dự án “Xây dựng Xã hội thích ứng với thiên tai (Giaiđoạn II)” các chuyên gia của Nhật Bản đã áp dụng phương pháp truyền thống từ đất nước mình trong phòng chống thiên tai tại các địa phương của Việt Nam. Trong đó phải kể đến công nghệ gia cố bờ sông “Quy mô nhỏ/Chi phí thấp” đang được thực hiện tại hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Dự án “Xây dựng Xã hội thích ứng với thiên tai (Giaiđoạn II)” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) khởi động từ tháng 8/2013. Dự án này kéo dài 3 năm (từ 2013 đến 2016), nhằm mục tiêu tăng cường năng lực thích ứng của xã hội trong ứng phó với lụt bão thông qua hệ thống quản lý lũ tổng hợp (IFM).

IFM là một phương pháp tiếp cận toàn diện để đánh giá tất cả các quy hoạch phát triển hiện có nhằm phát hiện nguy cơ lũ lụt và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Do đó, sự tham gia của các ngành, các cấp vào việc lập quy hoạch là rất cần thiết.

Theo thông tin từ JICA, mặc dù đối tác chính của Dự án là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, song dự án cũng được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu và Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môitrường, để đánh giá các dữ liệu khí tượng thủy văn.

Trong Dự án Giai đoạn I, kế hoạch quản lý lũ tổng hợp (IFMP) được thiết lập tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong giai đoạn II, dự án tăng cường năng lực lập kế hoạch và thực hiện ở cấp trung ương và các tỉnh mục tiêu, bao gồm Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế; trong đó Quảng Bình đã được lựa chọn là tỉnh thí điểm để lập IFMP.

Trong khuôn khổ của giai đoạn II này, nhiều chuyên gia Nhật Bản đã được cử đến Việt Nam để chuyển giao công nghệ, đồng thời nhân sự đối tác Việt Nam cũng được cử đi đào tạo ở Nhật Bản. JICA cũng sẽ cung cấp các máy móc và thiết bị cần thiết cho quá trình thực hiện dự án.

Ngoài ra, để đạt được mục tiêu chung nêu trên, dự án cũng bao gồm các hoạt động khác như xây dựng thí điểm công trình gia cố bờ sông “Quy mô nhỏ, chi phí thấp” tại hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh; lập Tài liệu Hướng dẫn Bảo vệ Đập tại tỉnh Quảng Bình; và Tài liệu Hướng dẫn Kiểm tra Đê Sông trên hệ thống Sông Cả ở tỉnh Nghệ An…

Thông qua xây dựng công trình thí điểm gia cố bờ sông với quy mô nhỏ và chi phí thấp, với sự tham gia của cộng đồng và nguồn lực tại địap hương, áp dụng phương pháp truyền thống của Nhật Bản được điều chỉnh phù hợp với các điều kiện địa phương tại Việt Nam./

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục