Nền kinh tế phát triển khá nhanh, giao thương mở rộng, đời sống người dân được nâng cao dần, Việt Nam đang là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển thẻ tín dụng.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1991, Tập đoàn JCB chuyên kinh doanh thương hiệu thẻ tín dụng quốc tế duy nhất tại Nhật Bản, đang tiến sâu vào thị trường tiềm năng này bằng nhiều phương thức.
Phó Chủ tịch công ty JCB International Co., Ltd, chi nhánh nước ngoài của tập đoàn JCB, ông Kimihisa Imada khẳng định Việt Nam là thị trường to lớn mà JBC muốn khai thác trong tương lai.
- Xin ông chia sẻ đánh giá về thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam và chiến lược của JCB tại Việt Nam ?
Ông Kimihisa Imada: Bắt đầu đầu tư kinh doanh ở Việt Nam từ tháng 9/1991, đến tháng 8/2010, JCB đã có quan hệ với 9 đơn vị, gồm Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng UOB; Ngân hàng ANZ; Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín; Ngân hàng Á Châu; Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á; Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp, Phát triển nông thôn Việt Nam.
Tính đến cuối tháng 4/2011, thẻ tín dụng do JCB phát hành đã được chấp nhận thanh toán tại gần 12.600 điểm tại Việt Nam.
Trong 20 năm có mặt tại Việt Nam, JCB nhận thấy đây là một thị trường chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển. Hiện nay, dân số Việt Nam đã là trên 80 triệu người và chúng tôi muốn khai thác thị trường thẻ to lớn này trong tương lai.
Nhân đây, tôi cũng xin nhấn mạnh, thẻ tín dụng của JCB là một loại thẻ của châu Á và do Nhật Bản phát hành, nó có sự khác biệt so với những tấm thẻ tín dụng khác, trong đó điểm ưu việt là tính bảo mật và an toàn.
Song hành cùng các đội tuyển bóng đá quốc gia của Việt Nam, JCB cũng đang tìm kiếm những cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực và với nhiều đối tác khác nhau.
JCB luôn đặt ra tiêu chí, bất kỳ sự hợp tác nào giữa JCB và các đối tác cũng đều phải hướng tới mục đích chung là đem lại cho người dân Việt Nam những quyền lợi thiết thực và hiệu quả.
- Thiên tai tại Nhật Bản vừa rồi có ảnh hưởng đến hoạt động của JCB không, thưa ông ?
Ông Kimihisa Imada: Đợt động đất, sóng thần vừa qua đã gây thiệt hại không nhỏ cho đất nước Nhật Bản.
Nhận được sự giúp đỡ, sẻ chia của cộng đồng quốc tế, trong đó có các bạn Việt Nam đã giúp chúng tôi có thêm động lực để vươn lên khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định cuộc sống cho người dân ở các vùng phải hứng chịu hậu quả thiên tai.
Riêng JCB không bị ảnh hưởng từ sự cố thiên tai này. Những người sử dụng dịch vụ do tập đoàn JCB cung cấp có thể hoàn toàn yên tâm.
- Có thể nói bóng đá là cầu nối để JCB tiếp tục khẳng định thương hiệu tại thị trường Việt Nam, thưa ông?
Ông Kimihisa Imada: Việt Nam là một đất nước hâm mộ bóng đá nên đây là nguyên nhân chính khiến tập đoàn JCB nói chung và công ty JCB International Co., Ltd quyết định trở thành nhà đồng hành cùng hai đội tuyển bóng đá quốc gia, qua đó nâng cao hơn nữa sự góp mặt của thương hiệu JCB tại thị trường của các bạn.
Khách hàng của chúng tôi là những người dân Nhật Bản đến Việt Nam du lịch. Và tôi cũng hy vọng rằng, khi trở thành nhà tài trợ chính của đội tuyển bóng đá Việt Nam, JCB sẽ có chỗ đứng vững chắc hơn nữa trong thời gian tới.
Tôi thấy rằng, khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, đời sống người dân ngày một nâng cao hơn theo hướng tích cực thì việc giao thương kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới sẽ ngày một sâu sắc.
Với xu thế đó, việc sử dụng thẻ tín dụng của người dân sẽ trở nên phổ biến. Và tấm thẻ tín dụng sẽ là rất thuận tiện khi thanh toán, thay vì người dân phải mang trong mình nhiều tiền mặt như trước.
Tôi hy vọng việc sử dụng thường xuyên tấm thẻ tín dụng sẽ góp phần làm thay đổi thói quen sinh hoạt của người dân.
Xin cảm ơn ông./.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1991, Tập đoàn JCB chuyên kinh doanh thương hiệu thẻ tín dụng quốc tế duy nhất tại Nhật Bản, đang tiến sâu vào thị trường tiềm năng này bằng nhiều phương thức.
Phó Chủ tịch công ty JCB International Co., Ltd, chi nhánh nước ngoài của tập đoàn JCB, ông Kimihisa Imada khẳng định Việt Nam là thị trường to lớn mà JBC muốn khai thác trong tương lai.
- Xin ông chia sẻ đánh giá về thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam và chiến lược của JCB tại Việt Nam ?
Ông Kimihisa Imada: Bắt đầu đầu tư kinh doanh ở Việt Nam từ tháng 9/1991, đến tháng 8/2010, JCB đã có quan hệ với 9 đơn vị, gồm Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng UOB; Ngân hàng ANZ; Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín; Ngân hàng Á Châu; Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á; Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp, Phát triển nông thôn Việt Nam.
Tính đến cuối tháng 4/2011, thẻ tín dụng do JCB phát hành đã được chấp nhận thanh toán tại gần 12.600 điểm tại Việt Nam.
Trong 20 năm có mặt tại Việt Nam, JCB nhận thấy đây là một thị trường chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển. Hiện nay, dân số Việt Nam đã là trên 80 triệu người và chúng tôi muốn khai thác thị trường thẻ to lớn này trong tương lai.
Nhân đây, tôi cũng xin nhấn mạnh, thẻ tín dụng của JCB là một loại thẻ của châu Á và do Nhật Bản phát hành, nó có sự khác biệt so với những tấm thẻ tín dụng khác, trong đó điểm ưu việt là tính bảo mật và an toàn.
Song hành cùng các đội tuyển bóng đá quốc gia của Việt Nam, JCB cũng đang tìm kiếm những cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực và với nhiều đối tác khác nhau.
JCB luôn đặt ra tiêu chí, bất kỳ sự hợp tác nào giữa JCB và các đối tác cũng đều phải hướng tới mục đích chung là đem lại cho người dân Việt Nam những quyền lợi thiết thực và hiệu quả.
- Thiên tai tại Nhật Bản vừa rồi có ảnh hưởng đến hoạt động của JCB không, thưa ông ?
Ông Kimihisa Imada: Đợt động đất, sóng thần vừa qua đã gây thiệt hại không nhỏ cho đất nước Nhật Bản.
Nhận được sự giúp đỡ, sẻ chia của cộng đồng quốc tế, trong đó có các bạn Việt Nam đã giúp chúng tôi có thêm động lực để vươn lên khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định cuộc sống cho người dân ở các vùng phải hứng chịu hậu quả thiên tai.
Riêng JCB không bị ảnh hưởng từ sự cố thiên tai này. Những người sử dụng dịch vụ do tập đoàn JCB cung cấp có thể hoàn toàn yên tâm.
- Có thể nói bóng đá là cầu nối để JCB tiếp tục khẳng định thương hiệu tại thị trường Việt Nam, thưa ông?
Ông Kimihisa Imada: Việt Nam là một đất nước hâm mộ bóng đá nên đây là nguyên nhân chính khiến tập đoàn JCB nói chung và công ty JCB International Co., Ltd quyết định trở thành nhà đồng hành cùng hai đội tuyển bóng đá quốc gia, qua đó nâng cao hơn nữa sự góp mặt của thương hiệu JCB tại thị trường của các bạn.
Khách hàng của chúng tôi là những người dân Nhật Bản đến Việt Nam du lịch. Và tôi cũng hy vọng rằng, khi trở thành nhà tài trợ chính của đội tuyển bóng đá Việt Nam, JCB sẽ có chỗ đứng vững chắc hơn nữa trong thời gian tới.
Tôi thấy rằng, khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, đời sống người dân ngày một nâng cao hơn theo hướng tích cực thì việc giao thương kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới sẽ ngày một sâu sắc.
Với xu thế đó, việc sử dụng thẻ tín dụng của người dân sẽ trở nên phổ biến. Và tấm thẻ tín dụng sẽ là rất thuận tiện khi thanh toán, thay vì người dân phải mang trong mình nhiều tiền mặt như trước.
Tôi hy vọng việc sử dụng thường xuyên tấm thẻ tín dụng sẽ góp phần làm thay đổi thói quen sinh hoạt của người dân.
Xin cảm ơn ông./.
Vũ Anh (Vietnam+)