Ngày 25/2, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Jakarta, Udar Pristono cho biết chính quyền thành phố-thủ đô này của Indonesia sẽ ban hành quy định ôtô tham gia giao thông theo ngày chẵn lẻ từ tháng Sáu năm nay nhằm giảm vấn nạn ùn tắc giao thông đang ngày càng nghiêm trọng.
Thời hạn áp dụng quy định mới nói trên, theo theo kế hoạch ban đầu, từ tháng 3/2013, đã được lùi lại thêm ba tháng, một phần vì lý do tài chính, song chủ yếu là để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho người dân tham gia giao thông nhận thức và chấp hành các quy định, luật lệ giao thông tự giác và tốt hơn.
Theo quy định mới, xe mang biển số lẻ sẽ bị cấm lưu thông trong ngày chẵn và ngược lại, thời gian từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối các ngày trong tuần trên các phố có làn đường dành riêng cho ôtô buýt “Transjakarta” chạy nhanh (BRT) và một số tuyến phố chính.
Quy định này tạm thời thay thế cho quy định "3 trong 1" đang áp dụng tại Jakarta (xe chỉ được lưu hành trên các tuyến phố chính với tối thiểu ba người bên trong).
Để hỗ trợ lực lượng cảnh sát giao thông kiểm soát việc tuân thủ quy định mới, thành phố sẽ trích ngân sách 12,5 tỷ rupiah (1,3 triệu USD) trang bị 2,5 triệu “miếng dán” cho các xe ôtô đã đăng ký, “miếng dán” màu đỏ cho xe có biển số lẻ và màu xanh lá cây cho xe có biển số chẵn.
Ngoài ra, thành phố sẽ đưa vào sử dụng hệ thống camera giám sát (CCTV) trên các tuyến đường áp dụng quy định mới để theo dõi và “phạt nguội” các trường hợp vi phạm. Trong trường hợp người tham gia giao thông không chấp hành, giấy phép đăng ký xe ôtô của những người vi phạm sẽ không còn giá trị đến khi họ nộp tiền phạt.
Chính quyền thành phố cũng sẽ tăng phí đỗ xe tại các khu vực trung tâm thành phố, triển khai hệ thống điện tự tính phí đường, nhằm hạn chế thói quen sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng hệ thống giao thông công cộng.
Tuy nhiên, có nhiều dư luận cho rằng chính quyền cần tập trung vào các chính sách tổng thể hơn là các biện pháp ngắn hạn, khả năng khả thi không những không cao mà còn lãng phí thêm ngân sách.
Vấn nạn ùn tắc giao thông tại Jakarta đang ngày càng nghiêm trọng do cơ sở hạ tầng không theo kịp sự phát triển kinh tế-xã hội, số lượng phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh cùng với sự gia tăng tầng lớp trung lưu nhờ kinh tế tăng trưởng cao, liên tục trong mấy năm gần đây.
Theo thống kê, trung bình một ngày Sở Cảnh sát Jakarta tiến hành cấp đăng ký mới gần 2.000 phương tiện giao thông, con số kỷ lục trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc./.
Thời hạn áp dụng quy định mới nói trên, theo theo kế hoạch ban đầu, từ tháng 3/2013, đã được lùi lại thêm ba tháng, một phần vì lý do tài chính, song chủ yếu là để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho người dân tham gia giao thông nhận thức và chấp hành các quy định, luật lệ giao thông tự giác và tốt hơn.
Theo quy định mới, xe mang biển số lẻ sẽ bị cấm lưu thông trong ngày chẵn và ngược lại, thời gian từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối các ngày trong tuần trên các phố có làn đường dành riêng cho ôtô buýt “Transjakarta” chạy nhanh (BRT) và một số tuyến phố chính.
Quy định này tạm thời thay thế cho quy định "3 trong 1" đang áp dụng tại Jakarta (xe chỉ được lưu hành trên các tuyến phố chính với tối thiểu ba người bên trong).
Để hỗ trợ lực lượng cảnh sát giao thông kiểm soát việc tuân thủ quy định mới, thành phố sẽ trích ngân sách 12,5 tỷ rupiah (1,3 triệu USD) trang bị 2,5 triệu “miếng dán” cho các xe ôtô đã đăng ký, “miếng dán” màu đỏ cho xe có biển số lẻ và màu xanh lá cây cho xe có biển số chẵn.
Ngoài ra, thành phố sẽ đưa vào sử dụng hệ thống camera giám sát (CCTV) trên các tuyến đường áp dụng quy định mới để theo dõi và “phạt nguội” các trường hợp vi phạm. Trong trường hợp người tham gia giao thông không chấp hành, giấy phép đăng ký xe ôtô của những người vi phạm sẽ không còn giá trị đến khi họ nộp tiền phạt.
Chính quyền thành phố cũng sẽ tăng phí đỗ xe tại các khu vực trung tâm thành phố, triển khai hệ thống điện tự tính phí đường, nhằm hạn chế thói quen sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng hệ thống giao thông công cộng.
Tuy nhiên, có nhiều dư luận cho rằng chính quyền cần tập trung vào các chính sách tổng thể hơn là các biện pháp ngắn hạn, khả năng khả thi không những không cao mà còn lãng phí thêm ngân sách.
Vấn nạn ùn tắc giao thông tại Jakarta đang ngày càng nghiêm trọng do cơ sở hạ tầng không theo kịp sự phát triển kinh tế-xã hội, số lượng phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh cùng với sự gia tăng tầng lớp trung lưu nhờ kinh tế tăng trưởng cao, liên tục trong mấy năm gần đây.
Theo thống kê, trung bình một ngày Sở Cảnh sát Jakarta tiến hành cấp đăng ký mới gần 2.000 phương tiện giao thông, con số kỷ lục trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc./.
Trần Hiệp/Jakarta (Vietnam+)