Theo AFP, Toà án Tư pháp Quốc tế (ICJ) đã ra phán quyết buộc Italy huỷ bỏ toàn bộ những yêu cầu Đức bồi thường cho những tội ác của quân Phátxít trong quá khứ.
Toà cho rằng Roma đã vi phạm các luật pháp quốc tế khi toà án nước này cho phép đưa ra những yêu cầu buộc Đức phải thực hiện nghĩa vụ nói trên. Tuy nhiên, ICJ cũng hối thúc hai thành viên của Liên minh châu Âu giải quyết vụ rắc rối này thông qua đối thoại.
Tháng 12/2008, hai thành viên của EU đã vướng vào một cuộc chiến pháp lý khi Đức đệ đơn lên ICJ xin giải quyết vụ Italy yêu cầu nước này bồi thường cho các nạn nhân của quân Phátxít trong giai đoạn cuối năm 1943, khi Rome rời "trục phátxít" để gia nhập phe đồng minh.
Tuy nhiên, Berlin khi đó cho rằng những cáo buộc của Italy diễn ra trong giai đoạn giữa tháng 9/1943 và tháng 5/1945, thời điểm mà Italy đã "thất bại trong việc đáp ứng các yêu cầu của luật pháp quốc tế."
Italy thì cho rằng quân đội Đức khi đó đã "phạm các tội ác nghiệm trọng" khi chiếm đóng một đất nước có chủ quyền.
Trước quyết định nêu trên của ICJ, đại diện của Đức tại phiên toà, ông Susanne Wasum-Rainer cho biết: "Chúng tôi cho rằng đây là một quyết định rất quan trọng với tất cả các quốc gia".
Thành lập năm 1946, ICJ là cơ quan cao nhất thuộc Liên hợp quốc có chức năng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên./.
Toà cho rằng Roma đã vi phạm các luật pháp quốc tế khi toà án nước này cho phép đưa ra những yêu cầu buộc Đức phải thực hiện nghĩa vụ nói trên. Tuy nhiên, ICJ cũng hối thúc hai thành viên của Liên minh châu Âu giải quyết vụ rắc rối này thông qua đối thoại.
Tháng 12/2008, hai thành viên của EU đã vướng vào một cuộc chiến pháp lý khi Đức đệ đơn lên ICJ xin giải quyết vụ Italy yêu cầu nước này bồi thường cho các nạn nhân của quân Phátxít trong giai đoạn cuối năm 1943, khi Rome rời "trục phátxít" để gia nhập phe đồng minh.
Tuy nhiên, Berlin khi đó cho rằng những cáo buộc của Italy diễn ra trong giai đoạn giữa tháng 9/1943 và tháng 5/1945, thời điểm mà Italy đã "thất bại trong việc đáp ứng các yêu cầu của luật pháp quốc tế."
Italy thì cho rằng quân đội Đức khi đó đã "phạm các tội ác nghiệm trọng" khi chiếm đóng một đất nước có chủ quyền.
Trước quyết định nêu trên của ICJ, đại diện của Đức tại phiên toà, ông Susanne Wasum-Rainer cho biết: "Chúng tôi cho rằng đây là một quyết định rất quan trọng với tất cả các quốc gia".
Thành lập năm 1946, ICJ là cơ quan cao nhất thuộc Liên hợp quốc có chức năng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên./.
Trà My (Vietnam+)