Ngày 27/1, Italy đã tổ chức tưởng niệm các nạn nhân người Do Thái bị tàn sát dưới thời phátxít Đức với hàng loạt sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng trại tập trung lớn nhất dưới thời phátxít Đức, trại Auschwitz-Birkenau ở Ba Lan.
Nhiều sự kiện được tổ chức trong quốc hội và các trường học ở Italy để ghi nhớ về sự tàn bạo của nạn tàn sát người Do Thái và những bài học kinh nghiệm sống.
Trong lời nói đầu của cuốn tiểu sử của một trong những người còn sống sót tại trại tập trung Auschwitz-Birkenau, ông Nedo Fiano, Thủ tướng Italy Matteo Renzi đã viết rằng, còn rất ít nhân chứng trực tiếp của sự kiện này còn sống sót sau 70 năm và do vậy “một khi bức tường thành chống lại sự lãng quên này mất đi, bị lãng quên, nguy cơ thực sự sẽ xảy ra.”
Hiện đang đảm đương nhiệm vụ của Tổng thống Italy sau khi Tổng thống Giorgio Napolitani từ chức hồi đầu tháng, Chủ tịch Thượng viện Italy Pietro Grasso sẽ trao huy trương danh dự cho 7 công dân Italy bị đày ải và giam giữ trong các trại tập trung của phátxít Đức.
Chủ tịch Hạ viện Laura Boldrini và Thứ trưởng Nội Graziano Delrio các thay vào đó sẽ tham dự và phát biểu cùng với 3 sinh viên và Bộ trưởng Giáo dục Stefania Giannini tại buổi lễ với sự tham gia của hàng trăm sinh viên và người đứng đầu cộng đồng Do Thái ở Italy Renzo Gattegna.
Trong chương trình buổi lễ sẽ diễn ra chương trình âm nhạc và trình chiếu một bộ phim tài liệu về các trại tập trung.
Vào cuối buổi lễ, Chủ tịch Thượng viện Grasso đã trao phần thưởng cho các trường học giành chiến thắng trong cuộc thi lần thứ 13 “tưởng nhớ về nạn tàn sát người Do Thái trong giới trẻ.”
Trước đó vào hôm 26/1, tại khu của người Do Thái ở Rome, Thị trưởng thành phố Rome Ignazio Marino cũng đã chủ trì buổi lễ chuyển giao chìa khóa biểu tượng cho bảo tàng nạn tàn sát người Do Thái trước khi chính thức khai trương.
Bảo tàng này nằm trong khu di tích lịch sử Villa Torlonia. Tòa nhà diễn ra buổi lễ nằm đối diện với quảng trưởng, nơi mà Đức quốc xã đã vây bắt hàng trăm người Italy và chuyển đến các trại tập trung vào ngày 16/10/1943.
Trong khi đó, tại hiệu sách Terrasanta ở thành phố Milan miền bắc Italy, sẽ diễn ra lễ ra mắt cuốn sách ''Người hành khất thành Jerusalem'' (Il Mendicante di Gerusalemme) lần đầu tiên mới được dịch ra tiếng Italy của tác giả Elie Wiesel, một trong những người sống sót của trại tập trung Auschwitz và nhận được giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1986.
Trại tập trung Auschwitz-Birkenau nằm ở Ba Lan dưới thời phátxít Đức chiếm đóng đã được quân đội Xô viết giải phóng vào ngày 27/01/1945.
Trong suốt thời kỳ phátxít Đức chiếm đóng, ước tính có ít nhất 1,1 triệu tù nhân đã bị chết trong trại tập trung này, trong đó có nhiều người Italy.
Trong những năm gần đây, đã xảy ra một số vụ tấn công người Do Thái ở châu Âu, trong đó có vụ xả súng vào tháng Năm vừa qua giết chết 3 người tại bảo tàng Do Thái ở thủ đô Brussels của Bỉ, 4 người đã bị chết trong cuộc tấn công vào một siêu thị trong vụ khủng bố kéo dài 3 ngày ở thủ đô Paris của Pháp.
Một giáo sỹ Do Thái và 3 trẻ em đã bị giết hại tại thành phố Toulouse của Pháp trong năm 2012.
Trong một nghiên cứu do tổ chức Bertelsmann Foundation của Đức thực hiện công bố hôm 26/1, 3/4 số người Israel phản đối ý tưởng khép lại quá khứ, trong khi 58% số người Đức cho rằng đã đến lúc khép lại quá khứ.
Đáng chú ý là đa số người Israel và người Đức đều cho rằng Đức phải chịu trách nhiệm đặc biệt đối với Israel vì chế độ quốc xã đã giết hại khoảng 6 triệu người Do Thái trên khắp châu Âu.
Trong phát biểu hôm 26/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định Đức có trách nhiệm phải lên tiếng không khoan dung đối với tội lỗi tàn sát người Do Thái.
Phát biểu trong sự kiện kỷ niệm ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz, bà Merkel nhấn mạnh Đức phản đối những cuộc biểu tình phản đối người nhập cư gần đây ở Dresden và những nơi khác.
Bà Merkel nêu rõ: “Chúng tôi không muốn thấy những khẩu hiệu đầy căm thù đối với những người đang sống ở Đức mà họ tìm thấy ngôi nhà mới của mình ở trong nước Đức hay những ai đang tìm kiếm nơi ở khi bị đe dọa bởi chiến tranh và khủng bố”./.