Chiều 19/11, tại thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế), Đại sứ nước Cộng hòa Italy tại Việt Nam Lorenzo Angelon đã chủ trì buổi họp báo giới thiệu các dự án của Chính phủ Italy tại Việt Nam.
Đại sứ Lorenzo Angelon khẳng định Chính phủ Italy sẽ tiếp tục dành ưu tiên cho việc hỗ trợ phát triển giáo dục, y tế và duy trì, mở rộng dự án "Tổng hợp hoạt động đầm phá" (IMOLA) tại tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Cũng trong buổi họp báo, Đại sứ quán Italy đã giới thiệu các dự án đang hoạt động và sẽ được thực thi của Chương trình "Hợp tác Phát triển Italy" tại các tỉnh miền Trung của Việt Nam; các dự án của Công ty Du lịch Eviva Tour nhằm phát triển một hình thức du lịch bền vững và có trách nhiệm.
Theo đó, dự án tour đầu tiên tại Huế sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới, mang lại cho khách du lịch cơ hội được đi thăm danh lam thắng cảnh, đồng thời được tiếp cận với những địa điểm có các dự án của Chương trình Hợp tác Phát triển Italy.
Cùng ngày, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phối hợp với Đại sứ quán Italy tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Dự án Tổng hợp hoạt động đầm phá IMOLA giai đoạn 1 và 2: Những điểm nổi bật và thách thức.”
Dự án IMOLA được Chính phủ Italy tài trợ từ năm 2005 đến nay, nhằm quản lý, tổng hợp các hoạt động ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai ở tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Dự án đã giúp quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai; hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân sống phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản. Lấy nguồn lợi thủy sản từ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai làm nguồn thu nhập chính, tạo công ăn việc làm và an ninh lương thực.
Ông Hoàng Ngọc Việt - Giám đốc dự án IMOLA cho biết dự án đã hỗ trợ, nâng cao năng lực kỹ thuật cho 22 Chi hội Nghề cá; xác định cắm mốc ranh giới giữa các Chi hội Nghề cá; hoàn thành điều tra nuôi trồng thủy sản toàn diện trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, bao gồm 32 xã và khảo sát ao nuôi trồng thủy sản trên cát; xây dựng các bản đồ chuyên đề về nuôi trồng thủy sản như phân bố ao nuôi, phương pháp nuôi, số lượng mùa vụ…
Dự án cũng đã quy hoạch để thực hiện bảo vệ và bảo tồn môi trường như xác định các vùng bảo tồn, bảo vệ ranh giới bản đồ… đồng thời, điều tra tổng thể nguồn lợi thủy sản như trữ lượng, giống loài, thảm thực vật…
Mục tiêu trước mắt của dự án đã cơ bản đạt được thông qua các chương trình hoạt động./.
Đại sứ Lorenzo Angelon khẳng định Chính phủ Italy sẽ tiếp tục dành ưu tiên cho việc hỗ trợ phát triển giáo dục, y tế và duy trì, mở rộng dự án "Tổng hợp hoạt động đầm phá" (IMOLA) tại tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Cũng trong buổi họp báo, Đại sứ quán Italy đã giới thiệu các dự án đang hoạt động và sẽ được thực thi của Chương trình "Hợp tác Phát triển Italy" tại các tỉnh miền Trung của Việt Nam; các dự án của Công ty Du lịch Eviva Tour nhằm phát triển một hình thức du lịch bền vững và có trách nhiệm.
Theo đó, dự án tour đầu tiên tại Huế sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới, mang lại cho khách du lịch cơ hội được đi thăm danh lam thắng cảnh, đồng thời được tiếp cận với những địa điểm có các dự án của Chương trình Hợp tác Phát triển Italy.
Cùng ngày, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phối hợp với Đại sứ quán Italy tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Dự án Tổng hợp hoạt động đầm phá IMOLA giai đoạn 1 và 2: Những điểm nổi bật và thách thức.”
Dự án IMOLA được Chính phủ Italy tài trợ từ năm 2005 đến nay, nhằm quản lý, tổng hợp các hoạt động ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai ở tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Dự án đã giúp quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai; hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân sống phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản. Lấy nguồn lợi thủy sản từ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai làm nguồn thu nhập chính, tạo công ăn việc làm và an ninh lương thực.
Ông Hoàng Ngọc Việt - Giám đốc dự án IMOLA cho biết dự án đã hỗ trợ, nâng cao năng lực kỹ thuật cho 22 Chi hội Nghề cá; xác định cắm mốc ranh giới giữa các Chi hội Nghề cá; hoàn thành điều tra nuôi trồng thủy sản toàn diện trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, bao gồm 32 xã và khảo sát ao nuôi trồng thủy sản trên cát; xây dựng các bản đồ chuyên đề về nuôi trồng thủy sản như phân bố ao nuôi, phương pháp nuôi, số lượng mùa vụ…
Dự án cũng đã quy hoạch để thực hiện bảo vệ và bảo tồn môi trường như xác định các vùng bảo tồn, bảo vệ ranh giới bản đồ… đồng thời, điều tra tổng thể nguồn lợi thủy sản như trữ lượng, giống loài, thảm thực vật…
Mục tiêu trước mắt của dự án đã cơ bản đạt được thông qua các chương trình hoạt động./.
Nguyên Lý (TTXVN/Vietnam+)