Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Italy (Istat), lòng tin kinh doanh ở nước này trong tháng Bảy đã giảm mạnh hơn nhiều so với dự báo của các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy đà phục hồi ở nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng euro này đang mất dần tốc độ.
Chỉ số niềm tin cho khu vực sản xuất trong tháng Bảy đã giảm mạnh xuống còn 98,5 điểm so với mức 100,5 điểm hồi tháng Sáu, và đây là đợt sụt giảm tháng thứ tư liên tiếp đối với chỉ số này. Trước đó, các nhà kinh tế dự báo chỉ số này sẽ chỉ giảm chút ít, xuống còn 99,7 điểm.
Ngân hàng Trung ương Italy hồi tuần trước đánh giá triển vọng của nền kinh tế Italy vẫn "không chắc chắn" giữa lúc Rome đang phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến "cường độ phục hồi của nền kinh tế quốc tế." Nền kinh tế Italy trong quý 1/2011 chỉ tăng trưởng 0,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trung bình 0,8% của khu vực đồng euro.
Ngày 21/7, Hiệp hội Bán lẻ Italy (Confcommercio) dự báo nền kinh tế nước này có thể sẽ tăng trưởng 0,8% trong năm 2011, giảm so với mức dự báo 1% được đưa ra hồi tháng Ba.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy Mario Draghi trong bài phát biểu hồi đầu tháng Bảy nhấn mạnh rằng về trung hạn, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Italy có thể vẫn ở mức thấp hơn so với các đối tác chính ở châu Âu.
Banco Popolare SC, ngân hàng lớn thứ tư Italy, cho biết họ đang có kế hoạch bán nhiều tài sản bất động sản và cắt giảm hơn 1.000 việc làm để tăng vốn và lợi nhuận như là một phần trong kế hoạch kinh doanh năm năm của mình. Popolare có kế hoạch bán một lượng tài sản trị giá khoảng 500 triệu euro (khoảng 724 triệu USD) và đóng cửa 180 chi nhánh.
Tâm trạng bi quan hiện nay của giới lãnh đạo doanh nghiệp ở Italy là tấm gương phản chiếu tình trạng bi quan ở Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực. Lòng tin kinh doanh ở Đức trong tháng Bảy cũng đã giảm nhiều hơn so với dự báo của các nhà kinh tế.
Istat cho hay cũng trong tháng 7, lòng tin tiêu dùng ở Italy đã bị sụt giảm tháng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh đang có nhiều mối quan ngại về những tác động do các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ.
Kế hoạch thắt lưng buộc bụng trọn gói của Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi, được quốc hội phê duyệt hồi đầu tháng Bảy, có tổng giá trị khoảng 67 tỷ USD, bao gồm những cắt giảm về chi tiêu và tăng thuế nhằm mục đích che chắn Italy tránh khỏi cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu, và giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 0,2% vào năm 2014 so với mức ước tính 4% trong năm nay./.
Chỉ số niềm tin cho khu vực sản xuất trong tháng Bảy đã giảm mạnh xuống còn 98,5 điểm so với mức 100,5 điểm hồi tháng Sáu, và đây là đợt sụt giảm tháng thứ tư liên tiếp đối với chỉ số này. Trước đó, các nhà kinh tế dự báo chỉ số này sẽ chỉ giảm chút ít, xuống còn 99,7 điểm.
Ngân hàng Trung ương Italy hồi tuần trước đánh giá triển vọng của nền kinh tế Italy vẫn "không chắc chắn" giữa lúc Rome đang phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến "cường độ phục hồi của nền kinh tế quốc tế." Nền kinh tế Italy trong quý 1/2011 chỉ tăng trưởng 0,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trung bình 0,8% của khu vực đồng euro.
Ngày 21/7, Hiệp hội Bán lẻ Italy (Confcommercio) dự báo nền kinh tế nước này có thể sẽ tăng trưởng 0,8% trong năm 2011, giảm so với mức dự báo 1% được đưa ra hồi tháng Ba.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy Mario Draghi trong bài phát biểu hồi đầu tháng Bảy nhấn mạnh rằng về trung hạn, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Italy có thể vẫn ở mức thấp hơn so với các đối tác chính ở châu Âu.
Banco Popolare SC, ngân hàng lớn thứ tư Italy, cho biết họ đang có kế hoạch bán nhiều tài sản bất động sản và cắt giảm hơn 1.000 việc làm để tăng vốn và lợi nhuận như là một phần trong kế hoạch kinh doanh năm năm của mình. Popolare có kế hoạch bán một lượng tài sản trị giá khoảng 500 triệu euro (khoảng 724 triệu USD) và đóng cửa 180 chi nhánh.
Tâm trạng bi quan hiện nay của giới lãnh đạo doanh nghiệp ở Italy là tấm gương phản chiếu tình trạng bi quan ở Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực. Lòng tin kinh doanh ở Đức trong tháng Bảy cũng đã giảm nhiều hơn so với dự báo của các nhà kinh tế.
Istat cho hay cũng trong tháng 7, lòng tin tiêu dùng ở Italy đã bị sụt giảm tháng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh đang có nhiều mối quan ngại về những tác động do các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ.
Kế hoạch thắt lưng buộc bụng trọn gói của Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi, được quốc hội phê duyệt hồi đầu tháng Bảy, có tổng giá trị khoảng 67 tỷ USD, bao gồm những cắt giảm về chi tiêu và tăng thuế nhằm mục đích che chắn Italy tránh khỏi cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu, và giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 0,2% vào năm 2014 so với mức ước tính 4% trong năm nay./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)