Sau khi thực hiện những cắt giảm ngân sách dành cho ngành văn hóa, nghệ thuật, vốn có rất nhiều khu di tích, tượng đài rất cần phải tu sửa, Chính phủ Italy hiện đang tìm kiếm các nhà đầu tư tư nhân để giúp bảo tồn những di sản văn hóa vô giá của nước này.
Tuy nhiên, cho đến nay, sáng kiến lớn nhất đầu tiên của chính phủ đang có dấu hiệu sụp đổ sau khi tỷ phú người Italy Diego Della Valle nói rằng ông có thể rút lui khoản đầu tư 25 triệu euro (33 triệu USD) dành để khôi phục Đấu trường La Mã tiếp sau nhiều cuộc biểu tình phản đối của các tổ chức công đoàn và các cuộc điều tra nhằm vào dự án này.
Những mảnh vỡ của đấu trường 2.000 năm tuổi thời La Mã ở trung tâm đông đúc của thủ đô Rome giờ đây đã có dấu hiệu bắt đầu rơi rụng lả tả và dự án trùng tu di tích này, lẽ ra đã được bắt đầu từ tháng 3/2012, dường như đang ngày càng xa vời.
Trong khi đó, tại một điểm di tích nổi tiếng khác ở Naples là thành phố cổ Pompeii, vốn cũng đã bị xuống cấp và được đặt trong tình trạng báo động sau một loạt vụ sập tường trong những tháng gần đây, việc thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia công việc trùng tu cũng không hề khả thi. Trước tình hình này, chính phủ buộc phải cam kết sẽ giải ngân khoản tiền 105 triệu euro (138 triệu USD) trong khoản ngân quỹ do Liên minh Châu Âu tài trợ kéo dài 4 năm để thực hiện các công việc trùng tu cho Pompeii.
Italy không phải là nước duy nhất đang phải vật lộn để bảo vệ những di tích văn hóa đang ngày càng xuống cấp của mình. Bộ Văn hóa Hy Lạp, trong một động thái khiến nhiều học giả và người dân nước này sửng sốt, mới đây tuyên bố sẽ mở cửa một số khu di tích khảo cổ có giá trị nhất, trong đó có cả Acropolis, cho các công ty quảng cáo, các hãng phim và những công ty khác. Số tiền thu được từ việc này sẽ dành để thực hiện công việc bảo tồn và giám sát các khu di tích.
Italy là điểm đến du lịch lớn thứ tư thế giới sau Pháp, Mỹ và Tây Ban Nha, và Rome có lý do để tự hào vì có nhiều di sản văn hóa lịch sử trải dài trong nhiều thế kỷ từ thời La Mã cho đến thời Phục Hưng và Baroque. Nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế trì trệ và khoản nợ công khổng lồ 1.900 tỷ euro (2.600 tỷ USD) của Italy đã khiến các nhà đầu tư quốc tế lo ngại và buộc chính phủ nước này phải đưa ra ba kế hoạch thắt lưng buộc bụng trọn gói trong vòng 1 năm qua nhằm ổn định lại nền tài chính công.
Italy hiện chỉ phân bổ khoảng 0,21% GDP cho ngành văn hóa và con số khoảng 1,8 tỷ euro (2,4 tỷ USD) này thường chỉ đủ để vá víu một con số khá lớn các tượng đài, khu di tích của Italy, khiến những hoạt động văn hóa nghệ thuật khác có rất ít nguồn kinh phí để xoay xở.
Nhà hát opera nổi tiếng thế giới La Scala và nhà hát Piccolo Teatro ở thành phố Milan hồi năm ngoái đã buộc phải chấp nhận bị cắt giảm ngân sách tới 17 triệu euro (22,4 triệu USD). Và cũng trong năm này, một quỹ đặc biệt dành để trợ cấp cho các nhà hát ở Italy cũng đã bị cắt giảm tới 50% so với năm 2010, xuống còn 231 triệu euro (304 triệu USD).
Ngoài ra, ngành điện ảnh Italy cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong tháng này, Hiệp hội điện ảnh Italia đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại trước những cắt giảm ngân sách của chính phủ đồng thời cho rằng tình hình hiện nay đang khá nghiêm trọng.
Nhà làm phim tài liệu Italy Gustav Hofer thừa nhận rằng ông hiện đang phải đi ra nước ngoài để tìm kiếm nguồn tài trợ cho các bộ phim của mình. Camillo Esposito, người đứng đầu một công ty sản xuất phim, cũng có chung quan điểm và cho hay việc tìm kiếm nguồn tài trợ để phát hành một bộ phim phi thương mại ở Italy vào thời điểm hiện nay là rất khó khăn./.
Tuy nhiên, cho đến nay, sáng kiến lớn nhất đầu tiên của chính phủ đang có dấu hiệu sụp đổ sau khi tỷ phú người Italy Diego Della Valle nói rằng ông có thể rút lui khoản đầu tư 25 triệu euro (33 triệu USD) dành để khôi phục Đấu trường La Mã tiếp sau nhiều cuộc biểu tình phản đối của các tổ chức công đoàn và các cuộc điều tra nhằm vào dự án này.
Những mảnh vỡ của đấu trường 2.000 năm tuổi thời La Mã ở trung tâm đông đúc của thủ đô Rome giờ đây đã có dấu hiệu bắt đầu rơi rụng lả tả và dự án trùng tu di tích này, lẽ ra đã được bắt đầu từ tháng 3/2012, dường như đang ngày càng xa vời.
Trong khi đó, tại một điểm di tích nổi tiếng khác ở Naples là thành phố cổ Pompeii, vốn cũng đã bị xuống cấp và được đặt trong tình trạng báo động sau một loạt vụ sập tường trong những tháng gần đây, việc thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia công việc trùng tu cũng không hề khả thi. Trước tình hình này, chính phủ buộc phải cam kết sẽ giải ngân khoản tiền 105 triệu euro (138 triệu USD) trong khoản ngân quỹ do Liên minh Châu Âu tài trợ kéo dài 4 năm để thực hiện các công việc trùng tu cho Pompeii.
Italy không phải là nước duy nhất đang phải vật lộn để bảo vệ những di tích văn hóa đang ngày càng xuống cấp của mình. Bộ Văn hóa Hy Lạp, trong một động thái khiến nhiều học giả và người dân nước này sửng sốt, mới đây tuyên bố sẽ mở cửa một số khu di tích khảo cổ có giá trị nhất, trong đó có cả Acropolis, cho các công ty quảng cáo, các hãng phim và những công ty khác. Số tiền thu được từ việc này sẽ dành để thực hiện công việc bảo tồn và giám sát các khu di tích.
Italy là điểm đến du lịch lớn thứ tư thế giới sau Pháp, Mỹ và Tây Ban Nha, và Rome có lý do để tự hào vì có nhiều di sản văn hóa lịch sử trải dài trong nhiều thế kỷ từ thời La Mã cho đến thời Phục Hưng và Baroque. Nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế trì trệ và khoản nợ công khổng lồ 1.900 tỷ euro (2.600 tỷ USD) của Italy đã khiến các nhà đầu tư quốc tế lo ngại và buộc chính phủ nước này phải đưa ra ba kế hoạch thắt lưng buộc bụng trọn gói trong vòng 1 năm qua nhằm ổn định lại nền tài chính công.
Italy hiện chỉ phân bổ khoảng 0,21% GDP cho ngành văn hóa và con số khoảng 1,8 tỷ euro (2,4 tỷ USD) này thường chỉ đủ để vá víu một con số khá lớn các tượng đài, khu di tích của Italy, khiến những hoạt động văn hóa nghệ thuật khác có rất ít nguồn kinh phí để xoay xở.
Nhà hát opera nổi tiếng thế giới La Scala và nhà hát Piccolo Teatro ở thành phố Milan hồi năm ngoái đã buộc phải chấp nhận bị cắt giảm ngân sách tới 17 triệu euro (22,4 triệu USD). Và cũng trong năm này, một quỹ đặc biệt dành để trợ cấp cho các nhà hát ở Italy cũng đã bị cắt giảm tới 50% so với năm 2010, xuống còn 231 triệu euro (304 triệu USD).
Ngoài ra, ngành điện ảnh Italy cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong tháng này, Hiệp hội điện ảnh Italia đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại trước những cắt giảm ngân sách của chính phủ đồng thời cho rằng tình hình hiện nay đang khá nghiêm trọng.
Nhà làm phim tài liệu Italy Gustav Hofer thừa nhận rằng ông hiện đang phải đi ra nước ngoài để tìm kiếm nguồn tài trợ cho các bộ phim của mình. Camillo Esposito, người đứng đầu một công ty sản xuất phim, cũng có chung quan điểm và cho hay việc tìm kiếm nguồn tài trợ để phát hành một bộ phim phi thương mại ở Italy vào thời điểm hiện nay là rất khó khăn./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)