Thượng viện Italy ngày 17/10 đã bỏ phiếu thông qua dự luật chống tham nhũng với tỷ lệ 228 phiếu thuận, 33 phiếu chống và 2 phiếu trắng trong bối cảnh nước này đang phải giải quyết nhiều vụ tham nhũng công quỹ tồi tệ nhất trong 20 năm qua.
Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, Bộ trưởng Tư pháp Italy Paola Severino đã bày tỏ quan điểm bảo vệ dự luật nói trên trước những chỉ trích nói rằng một số biện pháp cứng rắn trong dự luật đã bị lược bỏ, kể cả việc cấm những đối tượng từng bị kết án phạm tội ra tranh cử vào các cơ quan công quyền. Theo bà Severino, những biện pháp cứng rắn này vẫn là một ưu tiên, nhưng việc bao gồm chúng sẽ làm trì hoãn lộ trình thông qua dự luật.
Bà Severino còn cho hay làn sóng điều tra chống tham nhũng hiện nay nhằm vào các chính trị gia địa phương ở Italy hiện còn nghiêm túc hơn các cuộc điều tra trong thời kỳ “Ban tay Sạch” vào những năm 1990 mà đã làm đổ toàn bộ tầng lớp chính trị cầm quyền.
Trước đó, phát biểu với các đại diện chính quyền địa phương tại một cuộc hội thảo ở thành phố Bologna, Thủ tướng Italy Mario Monti nhấn mạnh “một đạo luật chống tham nhũng nghiêm túc là nhân tố cơ bản cho các hoạt động của Italy và sự đầu tư của quốc tế nhằm khai thông tăng trưởng của nước này.”
Chính phủ kỹ trị Monti đang thúc đẩy để dự luật chống tham nhũng được nhanh chóng thông qua tại hai viện của quốc hội nhằm củng cố lại niềm tin trong hệ thống chính trị và chứng tỏ rằng họ đang nỗ lực chống tham nhũng. Dự luật nói trên hiện đã được chuyển sang Hạ viện để thảo luận và xem xét thông qua.
Trong thời gian gần đây, nhiều vụ bê bối tham nhũng đã bị phát hiện tại các chính quyền địa phương ở thủ đô Rome, Milan và nhiều thành phố khác.
Thống đốc Vùng Lombardy ở miền Bắc, ông Roberto Formigoni ngày 17/10 đã tuyên bố rằng Hội đồng Vùng sẽ bị giải tán vào ngày 25/10 tới để tổ chức bầu cử sớm trước nhiệm kỳ tới 3 năm, tiếp sau vụ một quan chức chính quyền vùng bị bắt hồi tuần trước do bị nghi ngờ mua phiếu bầu.
Theo Tòa án kiểm toán của Italy, tình trạng tham nhũng đã lấy đi khoảng 60 tỷ euro mỗi năm trong nền kinh tế với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gần 1.700 tỷ euro của nước này./.
Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, Bộ trưởng Tư pháp Italy Paola Severino đã bày tỏ quan điểm bảo vệ dự luật nói trên trước những chỉ trích nói rằng một số biện pháp cứng rắn trong dự luật đã bị lược bỏ, kể cả việc cấm những đối tượng từng bị kết án phạm tội ra tranh cử vào các cơ quan công quyền. Theo bà Severino, những biện pháp cứng rắn này vẫn là một ưu tiên, nhưng việc bao gồm chúng sẽ làm trì hoãn lộ trình thông qua dự luật.
Bà Severino còn cho hay làn sóng điều tra chống tham nhũng hiện nay nhằm vào các chính trị gia địa phương ở Italy hiện còn nghiêm túc hơn các cuộc điều tra trong thời kỳ “Ban tay Sạch” vào những năm 1990 mà đã làm đổ toàn bộ tầng lớp chính trị cầm quyền.
Trước đó, phát biểu với các đại diện chính quyền địa phương tại một cuộc hội thảo ở thành phố Bologna, Thủ tướng Italy Mario Monti nhấn mạnh “một đạo luật chống tham nhũng nghiêm túc là nhân tố cơ bản cho các hoạt động của Italy và sự đầu tư của quốc tế nhằm khai thông tăng trưởng của nước này.”
Chính phủ kỹ trị Monti đang thúc đẩy để dự luật chống tham nhũng được nhanh chóng thông qua tại hai viện của quốc hội nhằm củng cố lại niềm tin trong hệ thống chính trị và chứng tỏ rằng họ đang nỗ lực chống tham nhũng. Dự luật nói trên hiện đã được chuyển sang Hạ viện để thảo luận và xem xét thông qua.
Trong thời gian gần đây, nhiều vụ bê bối tham nhũng đã bị phát hiện tại các chính quyền địa phương ở thủ đô Rome, Milan và nhiều thành phố khác.
Thống đốc Vùng Lombardy ở miền Bắc, ông Roberto Formigoni ngày 17/10 đã tuyên bố rằng Hội đồng Vùng sẽ bị giải tán vào ngày 25/10 tới để tổ chức bầu cử sớm trước nhiệm kỳ tới 3 năm, tiếp sau vụ một quan chức chính quyền vùng bị bắt hồi tuần trước do bị nghi ngờ mua phiếu bầu.
Theo Tòa án kiểm toán của Italy, tình trạng tham nhũng đã lấy đi khoảng 60 tỷ euro mỗi năm trong nền kinh tế với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gần 1.700 tỷ euro của nước này./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)