Ngày 18/10, một sinh viên trẻ được coi là biểu tượng của bạo lực đường phố làm rung chuyển thủ đô Rome của Italy vào cuối tuần qua đã bị cảnh sát bắt giữ.
Fabrizio Filippi, sinh viên 24 tuổi từ Bassano Romano, tỉnh Viterbo, Italy đã bị cáo buộc là người ném bình cứu hỏa vào cảnh sát.
Tuy nhiên khi cảnh sát thẩm vấn, sinh viên này nói cho biết sử dụng bình cứu hỏa để dập các đám cháy được nhóm lên khi cuộc biểu tình chuyển thành bạo lực.
Đại diện cảnh sát cho biết, cảnh sát đã tiến hành tìm kiếm hàng chục phần tử cực đoan bị nghi ngờ, "mục tiêu là để xác định và cô lập những người muốn cản trở các cuộc biểu tình dân chủ" và tiếp tục tìm kiếm trên toàn quốc những người chịu trách nhiệm về vụ bạo lực tồi tệ nhất tại Rome trong nhiều năm.
Người tham gia cuộc tuần hành hòa bình đã cung cấp cho cảnh sát ảnh và video họ đã ghi lại được từ cuộc bạo động. Phía cảnh sát đã tiến hành các cuộc đột kích tại một số thành phố và tìm kiếm các trung tâm thanh thiếu niên được cho là có người ủng hộ cánh tả và vô chính phủ.
Ít nhất 12 kẻ nổi loạn đã bị bắt trong khi cảnh sát cũng đang tiếp tục nghiên cứu các đoạn băng video để cố gắng xác định khoảng 100 người khác.
Trước đó, ngày 17/10 tại thành phố Florence, sáu người đã bị bắt giữ sau khi trở về từ cuộc chiến tại thủ đô Rome.
Cuộc biểu tình ngày 15/10 tại Rome ước tính có 200.000 người, được gọi là 'kẻ phẫn nộ" đến từ nhiều thành phố khác, trong đó theo một số nguồn tin, riêng số lượng người quá khích có thể lên đến 800 người. Hơn 100 cảnh sát cũng như 30 người biểu tình bị thương trong vụ bạo loạn đó.
Phương tiện truyền thông Italy cho rằng những kẻ vô chính phủ này đã được "đào tạo" cách đối phó với cảnh sát chống bạo động ở nước ngoài, đặc biệt là ở Hy Lạp.
Bộ trưởng Nội vụ Roberto Maroni hiện đang chuẩn bị giải trình trước quốc hội về các biện pháp an ninh mới cũng như hình phạt nghiêm khắc hơn cho các cuộc tấn công bao loạn như vậy./.
Fabrizio Filippi, sinh viên 24 tuổi từ Bassano Romano, tỉnh Viterbo, Italy đã bị cáo buộc là người ném bình cứu hỏa vào cảnh sát.
Tuy nhiên khi cảnh sát thẩm vấn, sinh viên này nói cho biết sử dụng bình cứu hỏa để dập các đám cháy được nhóm lên khi cuộc biểu tình chuyển thành bạo lực.
Đại diện cảnh sát cho biết, cảnh sát đã tiến hành tìm kiếm hàng chục phần tử cực đoan bị nghi ngờ, "mục tiêu là để xác định và cô lập những người muốn cản trở các cuộc biểu tình dân chủ" và tiếp tục tìm kiếm trên toàn quốc những người chịu trách nhiệm về vụ bạo lực tồi tệ nhất tại Rome trong nhiều năm.
Người tham gia cuộc tuần hành hòa bình đã cung cấp cho cảnh sát ảnh và video họ đã ghi lại được từ cuộc bạo động. Phía cảnh sát đã tiến hành các cuộc đột kích tại một số thành phố và tìm kiếm các trung tâm thanh thiếu niên được cho là có người ủng hộ cánh tả và vô chính phủ.
Ít nhất 12 kẻ nổi loạn đã bị bắt trong khi cảnh sát cũng đang tiếp tục nghiên cứu các đoạn băng video để cố gắng xác định khoảng 100 người khác.
Trước đó, ngày 17/10 tại thành phố Florence, sáu người đã bị bắt giữ sau khi trở về từ cuộc chiến tại thủ đô Rome.
Cuộc biểu tình ngày 15/10 tại Rome ước tính có 200.000 người, được gọi là 'kẻ phẫn nộ" đến từ nhiều thành phố khác, trong đó theo một số nguồn tin, riêng số lượng người quá khích có thể lên đến 800 người. Hơn 100 cảnh sát cũng như 30 người biểu tình bị thương trong vụ bạo loạn đó.
Phương tiện truyền thông Italy cho rằng những kẻ vô chính phủ này đã được "đào tạo" cách đối phó với cảnh sát chống bạo động ở nước ngoài, đặc biệt là ở Hy Lạp.
Bộ trưởng Nội vụ Roberto Maroni hiện đang chuẩn bị giải trình trước quốc hội về các biện pháp an ninh mới cũng như hình phạt nghiêm khắc hơn cho các cuộc tấn công bao loạn như vậy./.
P. Thành/Rome (Vietnam+)