Ít nhất 8 triệu người dân Italy đang phải sống ở mức nghèo đói và hy vọng thoát khỏi cảnh "bần cùng" này khó có thể trở thành hiện thực trong tương lai gần khi mà đất nước đang chìm ngập trong đống nợ công và liên tục bị các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh tụt bậc xếp hạng.
Đây là kết luận được nêu trong bản báo cáo tình trạng nghèo đói hàng năm của Cơ quan Thống kê quốc gia Italy (Istat), công bố ngày 17/7.
Theo số liệu của Istat, có hơn 11% hộ gia đình trong tổng số 60,6 triệu dân Italy, chủ yếu ở các khu vực miền Nam như Sicily và Calabria, đang sống ở mức nghèo đói.
Con số tồi tệ này đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ giới lãnh đạo chính trị, công đoàn và người lao động.
Thư ký của Cisl - một trong những tổ chức công đoàn lớn nhất Italy, ông Pietro Cerrito, cho rằng con số mà Istat vừa công bố chỉ tô thêm vào bức tranh "đáng lo ngại" của Italy và cho thấy tình trạng nghèo đói đang tác động tiêu cực đến công nhân cũng như người về hưu.
Thế nhưng, hiện không có cơ sở tin rằng xu hướng này sẽ được đảo ngược vì chính phủ không có những chương trình và sáng kiến cụ thể về đổi mới và tăng trưởng.
Trong khi đó, chuyên gia Mariano Bella cho rằng chỉ có tăng trưởng mới có thể giải quyết được những vấn đề nghiêm trọng hiện đang khiến xã hội bị chia rẽ và cản trở cơ hội phát triển của Italy.
Bản báo cáo của Istat được đưa ra trong bối cảnh trước đó, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's đã hạ mức tín nhiệm trái phiếu Chính phủ Italy xuống hai bậc từ A3 xuống Baa2 và đưa ra dự báo triển vọng kinh tế của nước này trước mắt đang xấu đi do tăng trưởng yếu và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Moody's cũng đã hạ bậc xếp hạng của 13 ngân hàng Italy từ một đến hai điểm, khiến mức xếp hạng tín nhiệm tín dụng của các ngân hàng lớn như Unicredit và Intesa Sanpaolo giảm từ A3 xuống Baa2 do lo ngại chiều hướng nguy cơ vỡ nợ trái phiếu chính phủ ở Italy đang gia tăng./.
Đây là kết luận được nêu trong bản báo cáo tình trạng nghèo đói hàng năm của Cơ quan Thống kê quốc gia Italy (Istat), công bố ngày 17/7.
Theo số liệu của Istat, có hơn 11% hộ gia đình trong tổng số 60,6 triệu dân Italy, chủ yếu ở các khu vực miền Nam như Sicily và Calabria, đang sống ở mức nghèo đói.
Con số tồi tệ này đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ giới lãnh đạo chính trị, công đoàn và người lao động.
Thư ký của Cisl - một trong những tổ chức công đoàn lớn nhất Italy, ông Pietro Cerrito, cho rằng con số mà Istat vừa công bố chỉ tô thêm vào bức tranh "đáng lo ngại" của Italy và cho thấy tình trạng nghèo đói đang tác động tiêu cực đến công nhân cũng như người về hưu.
Thế nhưng, hiện không có cơ sở tin rằng xu hướng này sẽ được đảo ngược vì chính phủ không có những chương trình và sáng kiến cụ thể về đổi mới và tăng trưởng.
Trong khi đó, chuyên gia Mariano Bella cho rằng chỉ có tăng trưởng mới có thể giải quyết được những vấn đề nghiêm trọng hiện đang khiến xã hội bị chia rẽ và cản trở cơ hội phát triển của Italy.
Bản báo cáo của Istat được đưa ra trong bối cảnh trước đó, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's đã hạ mức tín nhiệm trái phiếu Chính phủ Italy xuống hai bậc từ A3 xuống Baa2 và đưa ra dự báo triển vọng kinh tế của nước này trước mắt đang xấu đi do tăng trưởng yếu và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Moody's cũng đã hạ bậc xếp hạng của 13 ngân hàng Italy từ một đến hai điểm, khiến mức xếp hạng tín nhiệm tín dụng của các ngân hàng lớn như Unicredit và Intesa Sanpaolo giảm từ A3 xuống Baa2 do lo ngại chiều hướng nguy cơ vỡ nợ trái phiếu chính phủ ở Italy đang gia tăng./.
(TTXVN)