Các nhà du hành vũ trụ Mỹ trên tàu con thoi Atlantis ngày 17/5 đã hoàn thành chuyến đi bộ đầu tiên ra ngoài khoảng không, một ngày sau khi tàu kết nối thành công với Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
Trong chuyến đi bộ kéo dài hơn 7 giờ này, các phi hành gia đã lắp đặt anten thứ hai liên lạc giữa vụ trụ với mặt đất và một loạt linh kiện thay thế của robot hai tay Dexter trên ISS.
Theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), đây là chuyến đi bộ ra ngoài không gian thứ 237 của các nhà du hành vũ trụ Mỹ.
Các phi hành gia dự định sẽ lắp đặt các tấm pin điện nặng tới 170kg cho ISS trong hai lần ra ngoài khoảng không sau.
Trong sứ mạng lên ISS lần này, tàu Atlantis mang theo hơn 12 tấn trang thiết bị, trong đó có các pin điện, anten viễn thông và một bộ tản nhiệt. Thiết bị nặng nhất là môđun nghiên cứu Rassver nặng tới 5 tấn, còn có tên gọi là MRM-1, sẽ giúp mở rộng không gian của ISS và chuẩn bị điểm đỗ mới cho tàu Soyuz và Progress của Nga.
Rassver sẽ được lặp đặt cố định ở phần dưới của môđun Zarya và gắn với phần cứng quan trọng như bộ tản nhiệt, nút không khí và một cánh tay robot.
Đây là sứ mạng thứ 32 và cuối cùng của tàu con thoi Atlantis trước khi nghỉ hưu.
Tàu này lần đầu tiên được phóng lên vũ trụ vào năm 1985, và trong 25 năm qua, tàu đã thực hiện lộ trình ước tính 185 triệu km.
Hiện NASA chỉ còn hai tàu vũ trụ con thoi - tàu Discovery và tàu Endevour. Hai tàu này dự kiến sẽ lên ISS trong tháng 9 và tháng 11 năm nay, và đây cũng sẽ là những sứ mạng cuối cùng của chúng, khép lại kỷ nguyên tàu có người lái lên vũ trụ của Mỹ với 134 lần phóng lên quỹ đạo.
Sau thời hạn này, Mỹ sẽ phải dựa vào tàu của Nga trong việc đưa các phi hành gia lên ISS cho đến khi đưa vào hoạt động tàu vũ trụ thế hệ mới, dự kiến vào năm 2015.
Tròn 10 tuổi tính đến ngày 20/11/2008, ISS là dự án vũ trụ quốc tế lớn nhất từ trước tới nay, với tổng chi phí 100 tỷ USD và sự tham gia của 16 nước. Trọng lượng hiện tại của ISS hơn 300 tấn, và sẽ đạt 377 tấn sau khi được hoàn thiện.
Lúc đầu các nhà khoa học dự tính thời gian hoạt động của ISS trên quỹ đạo là 15 năm.
Các nước tham gia dự án đang lên kế hoạch kéo dài "tuổi thọ" ISS đến năm 2020 và biến nó thành "cảng vũ trụ" để chuẩn bị cho các chuyến nghiên cứu - thám hiểm giữa các hành tinh./.
Trong chuyến đi bộ kéo dài hơn 7 giờ này, các phi hành gia đã lắp đặt anten thứ hai liên lạc giữa vụ trụ với mặt đất và một loạt linh kiện thay thế của robot hai tay Dexter trên ISS.
Theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), đây là chuyến đi bộ ra ngoài không gian thứ 237 của các nhà du hành vũ trụ Mỹ.
Các phi hành gia dự định sẽ lắp đặt các tấm pin điện nặng tới 170kg cho ISS trong hai lần ra ngoài khoảng không sau.
Trong sứ mạng lên ISS lần này, tàu Atlantis mang theo hơn 12 tấn trang thiết bị, trong đó có các pin điện, anten viễn thông và một bộ tản nhiệt. Thiết bị nặng nhất là môđun nghiên cứu Rassver nặng tới 5 tấn, còn có tên gọi là MRM-1, sẽ giúp mở rộng không gian của ISS và chuẩn bị điểm đỗ mới cho tàu Soyuz và Progress của Nga.
Rassver sẽ được lặp đặt cố định ở phần dưới của môđun Zarya và gắn với phần cứng quan trọng như bộ tản nhiệt, nút không khí và một cánh tay robot.
Đây là sứ mạng thứ 32 và cuối cùng của tàu con thoi Atlantis trước khi nghỉ hưu.
Tàu này lần đầu tiên được phóng lên vũ trụ vào năm 1985, và trong 25 năm qua, tàu đã thực hiện lộ trình ước tính 185 triệu km.
Hiện NASA chỉ còn hai tàu vũ trụ con thoi - tàu Discovery và tàu Endevour. Hai tàu này dự kiến sẽ lên ISS trong tháng 9 và tháng 11 năm nay, và đây cũng sẽ là những sứ mạng cuối cùng của chúng, khép lại kỷ nguyên tàu có người lái lên vũ trụ của Mỹ với 134 lần phóng lên quỹ đạo.
Sau thời hạn này, Mỹ sẽ phải dựa vào tàu của Nga trong việc đưa các phi hành gia lên ISS cho đến khi đưa vào hoạt động tàu vũ trụ thế hệ mới, dự kiến vào năm 2015.
Tròn 10 tuổi tính đến ngày 20/11/2008, ISS là dự án vũ trụ quốc tế lớn nhất từ trước tới nay, với tổng chi phí 100 tỷ USD và sự tham gia của 16 nước. Trọng lượng hiện tại của ISS hơn 300 tấn, và sẽ đạt 377 tấn sau khi được hoàn thiện.
Lúc đầu các nhà khoa học dự tính thời gian hoạt động của ISS trên quỹ đạo là 15 năm.
Các nước tham gia dự án đang lên kế hoạch kéo dài "tuổi thọ" ISS đến năm 2020 và biến nó thành "cảng vũ trụ" để chuẩn bị cho các chuyến nghiên cứu - thám hiểm giữa các hành tinh./.
(TTXVN/Vietnam+)