Israel khuyến nghị Mỹ cho phép tiêm mũi bổ sung vaccine

Giám đốc Dịch vụ y tế công thuộc Bộ Y tế Israel, chương trình tiêm vaccine bổ sung, hiện đã được triển khai với khoảng 50% dân số Israel, đang bắt đầu có hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm.
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 14/10, các quan chức y tế Israel đã khuyến nghị rằng mũi bổ sung vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech giúp nâng cao khả năng ngăn chặn biến chứng nặng đối với những người từ 40 tuổi trở lên.

Khuyến nghị này được đưa ra trong buổi thảo luận liên quan đến việc cho phép tiêm mũi bổ sung đối với vaccine phòng COVID-19 của Moderna của các nhà khoa học Mỹ là các cố vấn bên ngoài của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA). FDA thường nghe theo tư vấn của các chuyên gia nội bộ, nhưng cũng có ngoại lệ.

Theo tiến sỹ Sharon Alroy-Preis - Giám đốc Dịch vụ y tế công thuộc Bộ Y tế Israel, chương trình tiêm vaccine bổ sung, hiện đã được triển khai với khoảng 50% dân số Israel, đang bắt đầu có hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm.

[Chuyên gia Hong Kong khuyến nghị tiêm mũi vaccine tăng cường]

Ngày 14/10, Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca đã lên tiếng thúc giục các sinh viên đại học quan tâm chú ý hơn tới nguy cơ lây nhiễm COVID-19 đang ngày càng gia tăng và lập tức đi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Đăng tải trên mạng xã hội Twitter, ông Koca cho hay các trường đại học gần đây đã bắt đầu nối lại hoạt động trên giảng đường và điều này làm gia tăng hoạt động đi lại và nguy cơ lây nhiễm.

Ông Koca cảnh báo gần 40% số bệnh nhân COVID-19 hiện nay tại Thổ Nhĩ Kỳ là ở độ tuổi dưới 23.

Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng "các thanh niên nên tiêm đủ vaccine và người cao tuổi cần thận trọng.” Đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiêm hơn 113,3 triệu liều vaccine COVID-19. Trong số 83 triệu dân có 56,5% người đã tiêm hai mũi vaccine./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục