Ireland là điểm khởi đầu trong sự nghiệp thi đấu quốc tế của trung vệ Raymond Domenech, nhưng nó cũng “hứa hẹn” trở thành điểm kết thúc mối tình huấn luyện viên của ông với đội tuyển Pháp.
Năm 1974, trung vệ Domenech lần đầu tiên ra mắt trong màu áo Lam. 25 năm sau, huấn luyện viên Domenech đang đứng dưới giá treo cổ…
Chủ tịch FFF Jean-Pierre Escalettes, “người bảo trợ” cho “Gã bảo thủ” trong suốt giai đoạn từ sau thành công ở World Cup 2006 (Pháp đoạt ngôi á quân), cuối cùng cũng đã phải đưa ra “tối hậu thư”, Pháp phải đến Nam Phi bằng mọi giá.
Ai cũng hiểu phát ngôn ấy nhắm vào ai. Sự kiên nhẫn nào cũng có giới hạn, và tấm lá chắn dù có vững chắc đến đâu cũng phải có lúc bị phá vỡ. Nếu Domenech không thể giúp Pháp tham dự World Cup, tất nhiên ông ta phải ra đi.
Nói thế để thấy rằng cuối cùng thì Escalettes cũng phải đặt lên vai Domenech sức ép của trách nhiệm, sau khi đã quá bao dung cho ông ta ở vòng loại với những phát ngôn kiểu: “Dù Pháp phải đá play-off, Domenech vẫn nắm đội” hay “Sa thải Domenech là có tội”.
Thế nhưng đó cũng là một lời cảnh báo quá muộn mằn, bởi Ireland chính là đối thủ “xương xẩu” nhất có thể đối với Pháp lúc này, dù FIFA đã “trợ giúp” cho các ông lớn bằng cách phân loại hạt giống ở loạt play-off.
Trước một đội bóng khó chơi như Ireland, có lẽ tất cả những vấn đề tồn tại xuyên suốt trong thời kỳ Domenech sẽ bộc lộ một cách rõ ràng nhất, từ chiến thuật khô cứng, sự yếu kém trong khâu chọn lựa nhân sự, những quyết định bốc đồng (chọn cầu thủ theo... sao chiếu mệnh) cho đến những phản ứng rất trơ lỳ trước làn sóng phẫn nộ của dư luận.
Vì vậy, ngay cả khi Pháp có thể vượt qua Ireland đi chăng nữa, tương lai của “Les Bleus” vẫn sẽ được đặt trong một dấu hỏi lớn, vì mẫu chung của tất cả những vấn đề hiện tại đều dẫn về một cái tên, Domenech.
Khi tấm lá chắn Escalettes cuối cùng cũng đã hạ xuống, khi các cầu thủ không còn đăng đàn bày tỏ sự ủng hộ đối với ông nữa (mới đây, tờ Le Parisien còn đưa tin thủ quân Henry đã “mắng” thẳng vào mặt Domenech), còn đối thủ cũng “mượn gió bẻ măng” để công kích ông (Richard Dunne của Ireland bảo rằng Domenech chỉ làm cho Pháp thêm rối), Domenech đang bị cô lập trong một cuộc chiến mang rất nhiều rủi ro.
Sự việc càng trở nên phức tạp hơn khi mới đây, tờ L‘Equipe đã đăng một bài bình luận của cựu cầu thủ Tony Cascarino, người đã chơi bóng ở Pháp trong giai đoạn 1994-2000 và từng khoác áo Ireland 88 lần (ghi 19 bàn), với nội dung có thể tóm lược ngắn gọn: Pháp có những cầu thủ giỏi hơn Ireland, nhưng sở hữu một huấn luyện viên tồi hơn.
Đó là những động thái rất nguy hiểm đối với Pháp hiện tại. Nó không chỉ tạo ra sức ép, mà còn khiến con tàu “Les Bleus” mất đi niềm tin vào vị thuyền trưởng của họ, trong bối cảnh dư luận chỉ chực chờ Pháp thất bại là đổ xô vào “làm thịt” cả đội áo Lam.
Điểm tựa duy nhất của “Les Bleus” hiện tại là họ sẽ được thi đấu trận lượt về trên sân nhà. Thế nhưng, thái độ của các cổ động viên còn tùy thuộc vào những gì họ thể hiện trên đất Ireland.
Đây là lúc Domenech phải chiến đấu trong sự cô đơn, để chứng minh rằng những gì ông đã có, và những người đã bảo vệ ông có lý do để thực hiện “nhiệm vụ” ấy.
Thế nhưng, khi phong độ của các trụ cột ở câu lạc bộ đều đang sa sút thảm hại, và bản thân “Les Bleus” vẫn chỉ là một đội ngũ rời rạc nhường ấy, ai sẽ chìa tay cho ông?
Cáo chung của triều đại Domenech đang tới, và có thể nó sẽ bắt đầu ở nơi ông lần đầu bước ra vũ đài thế giới, khi còn là một trung vệ./.
Năm 1974, trung vệ Domenech lần đầu tiên ra mắt trong màu áo Lam. 25 năm sau, huấn luyện viên Domenech đang đứng dưới giá treo cổ…
Chủ tịch FFF Jean-Pierre Escalettes, “người bảo trợ” cho “Gã bảo thủ” trong suốt giai đoạn từ sau thành công ở World Cup 2006 (Pháp đoạt ngôi á quân), cuối cùng cũng đã phải đưa ra “tối hậu thư”, Pháp phải đến Nam Phi bằng mọi giá.
Ai cũng hiểu phát ngôn ấy nhắm vào ai. Sự kiên nhẫn nào cũng có giới hạn, và tấm lá chắn dù có vững chắc đến đâu cũng phải có lúc bị phá vỡ. Nếu Domenech không thể giúp Pháp tham dự World Cup, tất nhiên ông ta phải ra đi.
Nói thế để thấy rằng cuối cùng thì Escalettes cũng phải đặt lên vai Domenech sức ép của trách nhiệm, sau khi đã quá bao dung cho ông ta ở vòng loại với những phát ngôn kiểu: “Dù Pháp phải đá play-off, Domenech vẫn nắm đội” hay “Sa thải Domenech là có tội”.
Thế nhưng đó cũng là một lời cảnh báo quá muộn mằn, bởi Ireland chính là đối thủ “xương xẩu” nhất có thể đối với Pháp lúc này, dù FIFA đã “trợ giúp” cho các ông lớn bằng cách phân loại hạt giống ở loạt play-off.
Trước một đội bóng khó chơi như Ireland, có lẽ tất cả những vấn đề tồn tại xuyên suốt trong thời kỳ Domenech sẽ bộc lộ một cách rõ ràng nhất, từ chiến thuật khô cứng, sự yếu kém trong khâu chọn lựa nhân sự, những quyết định bốc đồng (chọn cầu thủ theo... sao chiếu mệnh) cho đến những phản ứng rất trơ lỳ trước làn sóng phẫn nộ của dư luận.
Vì vậy, ngay cả khi Pháp có thể vượt qua Ireland đi chăng nữa, tương lai của “Les Bleus” vẫn sẽ được đặt trong một dấu hỏi lớn, vì mẫu chung của tất cả những vấn đề hiện tại đều dẫn về một cái tên, Domenech.
Khi tấm lá chắn Escalettes cuối cùng cũng đã hạ xuống, khi các cầu thủ không còn đăng đàn bày tỏ sự ủng hộ đối với ông nữa (mới đây, tờ Le Parisien còn đưa tin thủ quân Henry đã “mắng” thẳng vào mặt Domenech), còn đối thủ cũng “mượn gió bẻ măng” để công kích ông (Richard Dunne của Ireland bảo rằng Domenech chỉ làm cho Pháp thêm rối), Domenech đang bị cô lập trong một cuộc chiến mang rất nhiều rủi ro.
Sự việc càng trở nên phức tạp hơn khi mới đây, tờ L‘Equipe đã đăng một bài bình luận của cựu cầu thủ Tony Cascarino, người đã chơi bóng ở Pháp trong giai đoạn 1994-2000 và từng khoác áo Ireland 88 lần (ghi 19 bàn), với nội dung có thể tóm lược ngắn gọn: Pháp có những cầu thủ giỏi hơn Ireland, nhưng sở hữu một huấn luyện viên tồi hơn.
Đó là những động thái rất nguy hiểm đối với Pháp hiện tại. Nó không chỉ tạo ra sức ép, mà còn khiến con tàu “Les Bleus” mất đi niềm tin vào vị thuyền trưởng của họ, trong bối cảnh dư luận chỉ chực chờ Pháp thất bại là đổ xô vào “làm thịt” cả đội áo Lam.
Điểm tựa duy nhất của “Les Bleus” hiện tại là họ sẽ được thi đấu trận lượt về trên sân nhà. Thế nhưng, thái độ của các cổ động viên còn tùy thuộc vào những gì họ thể hiện trên đất Ireland.
Đây là lúc Domenech phải chiến đấu trong sự cô đơn, để chứng minh rằng những gì ông đã có, và những người đã bảo vệ ông có lý do để thực hiện “nhiệm vụ” ấy.
Thế nhưng, khi phong độ của các trụ cột ở câu lạc bộ đều đang sa sút thảm hại, và bản thân “Les Bleus” vẫn chỉ là một đội ngũ rời rạc nhường ấy, ai sẽ chìa tay cho ông?
Cáo chung của triều đại Domenech đang tới, và có thể nó sẽ bắt đầu ở nơi ông lần đầu bước ra vũ đài thế giới, khi còn là một trung vệ./.
(TT&VH/Vietnam+)