Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cho dù tình hình vẫn còn bất ổn nhưng Iraq vẫn là nhà sản xuất dầu lớn thứ hai trong Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) khi xuất khẩu dầu từ khu vực miền Nam trong tháng 10 này sắp chạm ngưỡng kỷ lục.
Thực tế cho thấy, bốn tháng sau khi lực lượng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tấn công miền Bắc Iraq, giá dầu thô đã tăng đột biến lên mức 115 USD/thùng. Tuy nhiên, bất ổn đã không gây sụt giảm sản lượng xuất khẩu của khu vực khai thác dầu thô lớn nhất của Iraq ở miền Nam.
Theo ước tính, xuất khẩu dầu của khu vực này trong 23 ngày đầu tháng Mười vẫn đạt tới 2,55 triệu thùng/ngày, chỉ thấp hơn mức kỷ lục 2,58 triệu thùng/ngày trong tháng Năm - tháng ghi nhận mức cao nhất kể từ năm 2003.
Xuất khẩu dầu thô của Iraq đã bị sụt giảm trong thời kỳ chiến tranh và khi bị phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, sản lượng khai thác dầu của nước này đã tăng trở lại ở khu vực miền Nam kể từ khi các công ty dầu mỏ châu Âu ký một loạt hợp đồng cung cấp dịch vụ khai thác dầu khí cho Iraq vào năm 2010.
Theo đó, tổng sản lượng xuất khẩu dầu thô của Iraq ở cả hai miền Nam, Bắc trong tháng 2/2014 đã lập kỷ lục với 2,8 triệu thùng/ngày. Tuy vậy, xuất khẩu dầu từ Kirkuk ở khu vực miền Bắc Iraq đang bị ngừng trệ khi lực lượng IS tấn công đường ống dẫn dầu sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Bù lại, xuất khẩu dầu từ khu tự trị của người Kurdistan vẫn gia tăng thông qua cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong tháng Chín vừa qua, sản lượng xuất khẩu dầu thô bình quân của khu vực tự trị này là 180.000 thùng/ngày và có khả năng đạt khoảng 200.000 thùng/ngày vào tháng Mười.
Số liệu thống kê cũng cho thấy, lực lượng IS cũng đã chiếm một số giếng dầu tại miền Bắc từ tháng Sáu vừa qua và cũng bán ra thị trường chợ đen khoảng 28.000 thùng/ngày. Nếu tính cả sản lượng dầu thô từ các giếng dầu vào khoảng 50.000-60.000 thùng/ngày thuộc khu vực đang kiểm soát tại Syria, lực lượng IS cũng kiếm được 2 triệu USD/ngày.
Tuy nhiên, việc tăng xuất khẩu dầu của Iraq và sự phục hồi sản xuất dầu tại nước láng giềng Libya lại đang đặt ra thách thức cho OPEC trong cuộc họp đánh giá chính sách vào ngày 27/11 tại Vienna, Áo. Giá dầu đã giảm mạnh từ mức đỉnh cao hồi tháng Sáu (phiên 22/10 giá dầu ngọt nhẹ New York đã sụt xuống mức thấp trong 16 tháng qua là 80,52 USD/thùng) khi nguồn cung dầu mỏ gia tăng, khiến thu nhập của các nước thành viên OPEC sụt giảm.
Nhìn nhận về thách thức này, chuyên gia kinh tế Carsten Fritsch của ngân hàng Commerzbank tại Frankfurt (Đức) dự đoán sẽ không có nước nào muốn phải cắt giảm thu nhập nên OPEC sẽ khó tìm được một thỏa ước chung trong chính sách giá dầu./.
Theo đó, tổng sản lượng xuất khẩu dầu thô của Iraq ở cả hai miền Nam, Bắc trong tháng 2/2014 đã lập kỷ lục với 2,8 triệu thùng/ngày. Tuy vậy, xuất khẩu dầu từ Kirkuk ở khu vực miền Bắc Iraq đang bị ngừng trệ khi lực lượng IS tấn công đường ống dẫn dầu sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Bù lại, xuất khẩu dầu từ khu tự trị của người Kurdistan vẫn gia tăng thông qua cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong tháng Chín vừa qua, sản lượng xuất khẩu dầu thô bình quân của khu vực tự trị này là 180.000 thùng/ngày và có khả năng đạt khoảng 200.000 thùng/ngày vào tháng Mười.
Số liệu thống kê cũng cho thấy, lực lượng IS cũng đã chiếm một số giếng dầu tại miền Bắc từ tháng Sáu vừa qua và cũng bán ra thị trường chợ đen khoảng 28.000 thùng/ngày. Nếu tính cả sản lượng dầu thô từ các giếng dầu vào khoảng 50.000-60.000 thùng/ngày thuộc khu vực đang kiểm soát tại Syria, lực lượng IS cũng kiếm được 2 triệu USD/ngày.
Tuy nhiên, việc tăng xuất khẩu dầu của Iraq và sự phục hồi sản xuất dầu tại nước láng giềng Libya lại đang đặt ra thách thức cho OPEC trong cuộc họp đánh giá chính sách vào ngày 27/11 tại Vienna, Áo. Giá dầu đã giảm mạnh từ mức đỉnh cao hồi tháng Sáu (phiên 22/10 giá dầu ngọt nhẹ New York đã sụt xuống mức thấp trong 16 tháng qua là 80,52 USD/thùng) khi nguồn cung dầu mỏ gia tăng, khiến thu nhập của các nước thành viên OPEC sụt giảm.
Nhìn nhận về thách thức này, chuyên gia kinh tế Carsten Fritsch của ngân hàng Commerzbank tại Frankfurt (Đức) dự đoán sẽ không có nước nào muốn phải cắt giảm thu nhập nên OPEC sẽ khó tìm được một thỏa ước chung trong chính sách giá dầu./.
(TTXVN/Vietnam+)