Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari ngày 27/9 thúc giục Mỹ đóng vai trò tích cực hơn giúp Iraq tháo gỡ bế tắc trong việc thành lập chính phủ mới sau gần bảy tháng diễn ra cuộc bầu cử quốc hội.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Mỹ AP, ông Zebari cho biết kể từ khi các lực lượng chiến đấu Mỹ rút khỏi Iraq cuối tháng Tám vừa qua, lực lượng an ninh Iraq đã đảm nhận trách nhiệm giữ an ninh trong nước và đã đảm bảo không có "khoảng trống an ninh" nào.
Song một chính phủ mới vẫn chưa được thành lập đang gây ra những vấn đề nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến mọi phương diện của đời sống.
Theo Ngoại trưởng Zebari, Washington có vai trò "khích lệ, hối thúc, tạo điều kiện cho các lãnh đạo Iraq gặp gỡ để thúc đẩy tiến trình thành lập chính phủ", nhưng chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama chưa can dự chủ động và tích cực.
Ông Zebari cho rằng giới lãnh đạo Iraq không chấp nhận áp lực bên ngoài và muốn tự quyết định tương lai của họ, tự lựa chọn chính phủ và các nhà lãnh đạo của họ. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra quá lâu, vì vậy Mỹ cần can dự tích cực hơn để giúp phá vỡ bế tắc.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Liên minh Dân tộc (NA) do người Shiite đứng đầu đã lỡ thời hạn chót lựa chọn thủ tướng.
Tuần trước, NA, gồm khối Nhà nước pháp quyền của Thủ tướng Nouri al-maliki kết hợp với Liên minh Dân tộc Iraq, cho biết sẽ chỉ định ứng cử viên thủ tướng trong cuộc họp ngày 27/9, nhưng sau cuộc họp này, một lãnh đạo NA cho biết họ sẽ tiếp tục họp và có thể công bố quyết định trong ngày 28/9.
Liên minh người Sunni của cựu Thủ tướng Ayad Allawi giành chiến thắng sát nút trước liên minh của Thủ tướng Nuri An Maliki trong cuộc bầu cử hồi tháng Ba nhưng các bên đã không thể tiến tới thành lập chính phủ.
Người dân Iraq đang ngày càng thất vọng về bế tắc này, trong khi giới chức Iraq và Mỹ lo ngại các tay súng nổi dậy sẽ lợi dụng khoảng trống chính trị này để châm ngòi cho xung đột phe phái bùng phát trở lại./.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Mỹ AP, ông Zebari cho biết kể từ khi các lực lượng chiến đấu Mỹ rút khỏi Iraq cuối tháng Tám vừa qua, lực lượng an ninh Iraq đã đảm nhận trách nhiệm giữ an ninh trong nước và đã đảm bảo không có "khoảng trống an ninh" nào.
Song một chính phủ mới vẫn chưa được thành lập đang gây ra những vấn đề nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến mọi phương diện của đời sống.
Theo Ngoại trưởng Zebari, Washington có vai trò "khích lệ, hối thúc, tạo điều kiện cho các lãnh đạo Iraq gặp gỡ để thúc đẩy tiến trình thành lập chính phủ", nhưng chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama chưa can dự chủ động và tích cực.
Ông Zebari cho rằng giới lãnh đạo Iraq không chấp nhận áp lực bên ngoài và muốn tự quyết định tương lai của họ, tự lựa chọn chính phủ và các nhà lãnh đạo của họ. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra quá lâu, vì vậy Mỹ cần can dự tích cực hơn để giúp phá vỡ bế tắc.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Liên minh Dân tộc (NA) do người Shiite đứng đầu đã lỡ thời hạn chót lựa chọn thủ tướng.
Tuần trước, NA, gồm khối Nhà nước pháp quyền của Thủ tướng Nouri al-maliki kết hợp với Liên minh Dân tộc Iraq, cho biết sẽ chỉ định ứng cử viên thủ tướng trong cuộc họp ngày 27/9, nhưng sau cuộc họp này, một lãnh đạo NA cho biết họ sẽ tiếp tục họp và có thể công bố quyết định trong ngày 28/9.
Liên minh người Sunni của cựu Thủ tướng Ayad Allawi giành chiến thắng sát nút trước liên minh của Thủ tướng Nuri An Maliki trong cuộc bầu cử hồi tháng Ba nhưng các bên đã không thể tiến tới thành lập chính phủ.
Người dân Iraq đang ngày càng thất vọng về bế tắc này, trong khi giới chức Iraq và Mỹ lo ngại các tay súng nổi dậy sẽ lợi dụng khoảng trống chính trị này để châm ngòi cho xung đột phe phái bùng phát trở lại./.
(TTXVN/Vietnam+)