Liên minh của cựu Thủ tướng Iyad Allawi đã giành chiến thắng sít sao trước Liên minh Nhà nước Pháp quyền của Thủ tướng Nuri al-Maliki trong cuộc bầu cử Quốc hội Iraq ngày 7/3 vừa qua.
Theo kết quả đầy đủ chính thức do Ủy ban bầu cử Iraq công bố ngày 26/3, liên minh của ông Allawi kiểm soát 91/325 ghế Quốc hội, nhiều hơn số ghế của phe Thủ tướng Maliki hai ghế.
Tiếp đến là Liên minh dân tộc Iraq (INA) của người Shiite được 70 ghế và liên minh của người Kurd giành 43 ghế.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc không có liên minh nào giành được thế đa số tại Quốc hội để tự đứng ra thành lập chính phủ.
Theo quy định của Hiến pháp Iraq, để thành lập chính phủ, một chính đảng hay liên minh phải giành được tối thiểu 163 ghế Quốc hội.
Trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm kết quả được công bố, nếu lãnh đạo phe giành số ghế cao nhất không thành lập được chính phủ, Tổng thống Iraq (do Quốc hội bầu) sẽ chọn một nhà lãnh đạo của liên minh khác đứng ra thành lập chính phủ liên hiệp.
Trả lời phóng vấn trên truyền hình ngay sau khi kết quả được công bố, cựu Thủ tướng Allawi từng là thành viên đảng Baath đã tuyên bố sẽ hợp tác với tất cả các bên để thành lập chính phủ.
Những người ủng hộ liên minh của ông đã bắn pháo hoa, xuống đường ăn mừng chiến thắng này tại trung tâm thủ đô.
Tuy nhiên, Thủ tướng đương nhiệm Maliki đã từ chối công nhận kết quả. Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Baghdad sau khi kết quả trên được công bố, ông khẳng định đây chỉ là "kết quả sơ bộ."
Trước đó, ngày 24/3, các chính trị gia có thế lực tại Iraq ủng hộ ông Maliki đã yêu cầu kiểm lại bằng tay các phiếu bầu vì nghi ngờ có gian lận.
Những người đứng đầu 10 tỉnh thành này đã cảnh báo nếu ủy ban bầu cử không đáp ứng yêu cầu của chính quyền các tỉnh, thì 10 tỉnh thành trên sẽ bắt đầu các biện pháp gây sức ép.
Trong một phản ứng đầu tiên, Đặc phái viên Liên hợp quốc tại Iraq, ông Ad Melkert đã đánh giá cuộc bầu cử vừa qua là "đáng tin cậy" và kêu gọi các chính đảng chấp nhận kết quả.
Ông khẳng định Liên hợp quốc tin tưởng các cuộc bầu cử diễn ra minh bạch và chúc mừng người dân Iraq vì thành công này.
Ngoài ra, đại sứ cùng tư lệnh hàng đầu của Mỹ tại Iraq đều cho rằng "không có bằng chứng" về sai phạm lan tràn hay nghiêm trọng trong cuộc bầu cử Iraq. Ủy ban Bầu cử Iraq cho biết tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội tại nước này đạt 62,2%.
Trong khi đó, bạo lực vẫn gia tăng một số địa phương của Iraq. Nguồn tin cảnh sát địa phương cho biết hai vụ đánh bom ngày 26/3 ở tỉnh Diyala, miền Đông Iraq, đã làm 53 người thiệt mạng và 105 người khác bị thương.
Theo tin trên, các vụ nổ xảy ra lúc hoàng hôn khi một quả bom ven đường và và một xe buýt nhỏ chứa đầy thuốc nổ được kích nổ liên tiếp tại một khu phố sầm uất ở thị trấn Khalis, cách thủ đô Baghdad 65km về phía Đông Bắc.
Các vụ nổ đã nhằm vào các nhà hàng nổi tiếng và cửa hàng lân cận, phá hủy toàn bộ 15 cửa hàng và nhà hàng.
Đại sứ Mỹ tại Baghdad và Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Iraq đã ra tuyên bố lên án các vụ đánh bom đẫm máu này./.
Theo kết quả đầy đủ chính thức do Ủy ban bầu cử Iraq công bố ngày 26/3, liên minh của ông Allawi kiểm soát 91/325 ghế Quốc hội, nhiều hơn số ghế của phe Thủ tướng Maliki hai ghế.
Tiếp đến là Liên minh dân tộc Iraq (INA) của người Shiite được 70 ghế và liên minh của người Kurd giành 43 ghế.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc không có liên minh nào giành được thế đa số tại Quốc hội để tự đứng ra thành lập chính phủ.
Theo quy định của Hiến pháp Iraq, để thành lập chính phủ, một chính đảng hay liên minh phải giành được tối thiểu 163 ghế Quốc hội.
Trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm kết quả được công bố, nếu lãnh đạo phe giành số ghế cao nhất không thành lập được chính phủ, Tổng thống Iraq (do Quốc hội bầu) sẽ chọn một nhà lãnh đạo của liên minh khác đứng ra thành lập chính phủ liên hiệp.
Trả lời phóng vấn trên truyền hình ngay sau khi kết quả được công bố, cựu Thủ tướng Allawi từng là thành viên đảng Baath đã tuyên bố sẽ hợp tác với tất cả các bên để thành lập chính phủ.
Những người ủng hộ liên minh của ông đã bắn pháo hoa, xuống đường ăn mừng chiến thắng này tại trung tâm thủ đô.
Tuy nhiên, Thủ tướng đương nhiệm Maliki đã từ chối công nhận kết quả. Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Baghdad sau khi kết quả trên được công bố, ông khẳng định đây chỉ là "kết quả sơ bộ."
Trước đó, ngày 24/3, các chính trị gia có thế lực tại Iraq ủng hộ ông Maliki đã yêu cầu kiểm lại bằng tay các phiếu bầu vì nghi ngờ có gian lận.
Những người đứng đầu 10 tỉnh thành này đã cảnh báo nếu ủy ban bầu cử không đáp ứng yêu cầu của chính quyền các tỉnh, thì 10 tỉnh thành trên sẽ bắt đầu các biện pháp gây sức ép.
Trong một phản ứng đầu tiên, Đặc phái viên Liên hợp quốc tại Iraq, ông Ad Melkert đã đánh giá cuộc bầu cử vừa qua là "đáng tin cậy" và kêu gọi các chính đảng chấp nhận kết quả.
Ông khẳng định Liên hợp quốc tin tưởng các cuộc bầu cử diễn ra minh bạch và chúc mừng người dân Iraq vì thành công này.
Ngoài ra, đại sứ cùng tư lệnh hàng đầu của Mỹ tại Iraq đều cho rằng "không có bằng chứng" về sai phạm lan tràn hay nghiêm trọng trong cuộc bầu cử Iraq. Ủy ban Bầu cử Iraq cho biết tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội tại nước này đạt 62,2%.
Trong khi đó, bạo lực vẫn gia tăng một số địa phương của Iraq. Nguồn tin cảnh sát địa phương cho biết hai vụ đánh bom ngày 26/3 ở tỉnh Diyala, miền Đông Iraq, đã làm 53 người thiệt mạng và 105 người khác bị thương.
Theo tin trên, các vụ nổ xảy ra lúc hoàng hôn khi một quả bom ven đường và và một xe buýt nhỏ chứa đầy thuốc nổ được kích nổ liên tiếp tại một khu phố sầm uất ở thị trấn Khalis, cách thủ đô Baghdad 65km về phía Đông Bắc.
Các vụ nổ đã nhằm vào các nhà hàng nổi tiếng và cửa hàng lân cận, phá hủy toàn bộ 15 cửa hàng và nhà hàng.
Đại sứ Mỹ tại Baghdad và Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Iraq đã ra tuyên bố lên án các vụ đánh bom đẫm máu này./.
(TTXVN/Vietnam+)