Iraq vừa công bố một chiến lược năng lượng đầy tham vọng nhằm thu về 6.000 tỷ USD từ việc bán dầu mỏ và khí đốt tới năm 2030, đồng thời tăng mạnh nguồn điện tại các nhà máy để đáp ứng nhu cầu lớn trong nước.
Chiến lược tổng hòa năng lượng quốc gia cho biết Iraq sẽ đầu tư khoảng 620 tỷ USD vào lĩnh vực này trong vòng 20 năm tới, nhằm nâng cao đời sống của người dân và tạo thêm việc làm tại quốc gia từng chịu tác động tiêu cực bởi xung đột và các lệnh trừng phạt khắc nghiệt kéo dài vài thập niên qua.
Thamir Ghadhban, cựu Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq và là người đứng đầu Ủy ban cố vấn của Thủ tướng Nuri al-Maliki, cho biết các mục tiêu chiến lược của kế hoạch trên là để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong nước, tối đa hóa nguồn thu của Chính phủ, khuyến khích đa dạng hóa nền kinh tế, cải thiện mức sống của người dân và tạo thêm việc làm.
Chiến lược đề xuất Iraq lập kế hoạch nâng sản lượng dầu mỏ từ mức khoảng 3,4 triệu thùng/ngày hiện nay lên 4,5 triệu thùng/ngày vào năm 2014, và con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.
Theo dự kiến, các nhà máy điện của Iraq sẽ đáp ứng hoàn toàn nhu cầu năng lượng trong nước vào năm 2022.
Iraq cần đa dạng hóa nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu mỏ, nhằm tạo thêm 10 triệu việc làm mới và đặt mục tiêu tới năm 2020, các lĩnh vực phi năng lượng sẽ tăng trưởng nhanh hơn lĩnh vực sản xuất dầu khí.
Tuy nhiên, các mục tiêu trên được coi là quá tham vọng đối với Iraq, nơi nỗ lực tăng cường khai thác dầu mỏ để xuất khẩu và phân chia nguồn thu đang gặp nhiều trở ngại do tình hình chính trị và an ninh ở đó./.
Chiến lược tổng hòa năng lượng quốc gia cho biết Iraq sẽ đầu tư khoảng 620 tỷ USD vào lĩnh vực này trong vòng 20 năm tới, nhằm nâng cao đời sống của người dân và tạo thêm việc làm tại quốc gia từng chịu tác động tiêu cực bởi xung đột và các lệnh trừng phạt khắc nghiệt kéo dài vài thập niên qua.
Thamir Ghadhban, cựu Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq và là người đứng đầu Ủy ban cố vấn của Thủ tướng Nuri al-Maliki, cho biết các mục tiêu chiến lược của kế hoạch trên là để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong nước, tối đa hóa nguồn thu của Chính phủ, khuyến khích đa dạng hóa nền kinh tế, cải thiện mức sống của người dân và tạo thêm việc làm.
Chiến lược đề xuất Iraq lập kế hoạch nâng sản lượng dầu mỏ từ mức khoảng 3,4 triệu thùng/ngày hiện nay lên 4,5 triệu thùng/ngày vào năm 2014, và con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.
Theo dự kiến, các nhà máy điện của Iraq sẽ đáp ứng hoàn toàn nhu cầu năng lượng trong nước vào năm 2022.
Iraq cần đa dạng hóa nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu mỏ, nhằm tạo thêm 10 triệu việc làm mới và đặt mục tiêu tới năm 2020, các lĩnh vực phi năng lượng sẽ tăng trưởng nhanh hơn lĩnh vực sản xuất dầu khí.
Tuy nhiên, các mục tiêu trên được coi là quá tham vọng đối với Iraq, nơi nỗ lực tăng cường khai thác dầu mỏ để xuất khẩu và phân chia nguồn thu đang gặp nhiều trở ngại do tình hình chính trị và an ninh ở đó./.
Minh Trang (TTXVN)