Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 7/9, Iran thông báo sẽ đưa sinh vật sống lên vũ trụ trong vòng 45 ngày tới bằng một tàu vũ trụ sử dụng nguyên liệu lỏng.
Hãng thông tấn bán chính thức Fars dẫn lời Phó Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Iran (ISA) Hamid Fazeli cho biết Iran sử dụng tàu vũ trụ sử dụng nguyên liệu lỏng vì an toàn hơn dù tốc độ còn chậm.
Trước đó, hồi đầu năm nay, Iran thông báo đã phóng một thiết bị sử dụng nguyên liệu rắn mang mật danh Pishgam - Người tiên phong chở một con khỉ sống lên không gian ở độ cao 120 km và đã thu lại thiết bị này trên mặt đất một cách nguyên vẹn.
Đây là một phần trong "quá trình chuẩn bị để đưa người vào vũ trụ" dự kiến vào năm 2020 của Iran.
[Iran tiếp tục theo đuổi 1 kế hoạch đưa khỉ lên vũ trụ]
Ông Fazeli nêu rõ từ nay đến cuối năm 2013 theo lịch Ba Tư (kết thúc vào ngày 20/3/2014), Iran có kế hoạch phóng các vệ tinh tự chế mang tên Tadbir, Sharifsat và Nahid vào quỹ đạo.
Là thành viên sáng lập của Ủy ban Liên hợp quốc về sử dụng hòa bình khoảng không vũ trụ, Iran đã phóng vào vũ trụ vệ tinh xử lý dữ liệu đầu tiên do nước này tự chế tạo có tên Omid (Hy vọng) hồi năm 2009.
Tiếp đó, nước này phóng vệ tinh thứ hai mang tên Rassad (Quan sát) có khả năng chụp ảnh lên quỹ đạo vào tháng 6/2011. Trước đó, Iran cũng đã có một số lần đưa chuột, rùa, chim cu gáy và giun lên quỹ đạo.
Chương trình vũ trụ của Iran khiến các nước phương Tây lo ngại vì cho rằng Tehran có thể phát triển tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, Tehran khẳng định nước này chỉ đưa vệ tinh lên quỹ đạo để theo dõi các thảm họa thiên nhiên tại quốc gia thường xuyên xảy ra động đất này, đồng thời cải thiện viễn thông liên lạc và mở rộng giám sát quân sự trong khu vực./.
Hãng thông tấn bán chính thức Fars dẫn lời Phó Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Iran (ISA) Hamid Fazeli cho biết Iran sử dụng tàu vũ trụ sử dụng nguyên liệu lỏng vì an toàn hơn dù tốc độ còn chậm.
Trước đó, hồi đầu năm nay, Iran thông báo đã phóng một thiết bị sử dụng nguyên liệu rắn mang mật danh Pishgam - Người tiên phong chở một con khỉ sống lên không gian ở độ cao 120 km và đã thu lại thiết bị này trên mặt đất một cách nguyên vẹn.
Đây là một phần trong "quá trình chuẩn bị để đưa người vào vũ trụ" dự kiến vào năm 2020 của Iran.
[Iran tiếp tục theo đuổi 1 kế hoạch đưa khỉ lên vũ trụ]
Ông Fazeli nêu rõ từ nay đến cuối năm 2013 theo lịch Ba Tư (kết thúc vào ngày 20/3/2014), Iran có kế hoạch phóng các vệ tinh tự chế mang tên Tadbir, Sharifsat và Nahid vào quỹ đạo.
Là thành viên sáng lập của Ủy ban Liên hợp quốc về sử dụng hòa bình khoảng không vũ trụ, Iran đã phóng vào vũ trụ vệ tinh xử lý dữ liệu đầu tiên do nước này tự chế tạo có tên Omid (Hy vọng) hồi năm 2009.
Tiếp đó, nước này phóng vệ tinh thứ hai mang tên Rassad (Quan sát) có khả năng chụp ảnh lên quỹ đạo vào tháng 6/2011. Trước đó, Iran cũng đã có một số lần đưa chuột, rùa, chim cu gáy và giun lên quỹ đạo.
Chương trình vũ trụ của Iran khiến các nước phương Tây lo ngại vì cho rằng Tehran có thể phát triển tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, Tehran khẳng định nước này chỉ đưa vệ tinh lên quỹ đạo để theo dõi các thảm họa thiên nhiên tại quốc gia thường xuyên xảy ra động đất này, đồng thời cải thiện viễn thông liên lạc và mở rộng giám sát quân sự trong khu vực./.
(TTXVN)