Truyền hình nhà nước Iran đưa tin nước Cộng hòa Hồi giáo này ngày 22/8 đã ra mắt một loại máy bay không người lái tầm xa đầu tiên mang tên Karar, biệt danh của lãnh tụ Hồi giáo đầu tiên của người Shi'ite, do nước này tự chế tạo.
Karar được cho là có thể dội bom các mục tiêu khi đang bay ở tốc độ cao.
Hình ảnh truyền hình cho thấy Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã vỗ tay hoan nghênh khi tấm màn xanh phủ chiếc máy bay được kéo xuống để lộ ra một máy bay ngắn sơn màu xanh lá cây đặc trưng của quân đội với dòng chữ "Máy bay phản lực ném bom" ("Bomber jet") viết trên thân. Truyền hình Iran sau đó đã cho phát sóng hình ảnh chiếc máy bay này đang bay.
Việc công bố máy bay không người lái nói trên diễn ra trong bối cảnh Tehran kỷ niệm Ngày Công nghiệp quốc phòng thường niên (22/8) và một ngày sau khi Iran bắt đầu nạp nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Iran tại Bushehr.
Trên trang web truyền hình quốc gia Iran, máy bay không người lái Karar "có nhiều tính năng, trong đó có mang bom phá hủy mục tiêu và có thể bay xa với tốc độ cao." Trang web dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ahmad Vahidi cho rằng đây là một "biểu tượng tiến bộ và năng lực sáng tạo của ngành công nghiệp quốc phòng Iran."
Trong khi đó, phát biểu trước các quan chức nước này, Tổng thống Ahmadinejad gọi Karar là "sứ giả của thần chết" đối với các kẻ thù của Iran, kẻ thù của loài người, nhưng lại mang thông điệp hòa bình và hữu nghị. Dự kiến, Iran sẽ cho ra mắt hàng loạt vũ khí tối tân trong vài tuần tới.
Trong một diễn biến khác, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 21/8 tuyên bố vẫn tiếp tục giám sát nhà máy điện hạt nhân của Iran ở thành phố Bushehr. Trong thông báo, quan chức phụ trách báo chí của IAEA Ayhan Evrensel cho biết: "IAEA sẽ thanh sát thường xuyên nhà máy điện hạt nhân Bushehr ở Iran và sẽ áp dụng các biện pháp thẩm tra phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn mà cơ quan đề ra."
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Washington không nhận thấy "nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân nào" từ nhà máy trên. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Darby Holladay nói: "Chúng tôi nhận thấy lò phản ứng Bushehr được thiết kế nhằm cung cấp điện hạt nhân dân dụng và không coi đó là nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân."
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định Iran không cần làm giàu urani nhằm thu được năng lượng hạt nhân sau khi nhà máy Bushehr bắt đầu nạp nhiên liệu. Thông cáo của bộ trên nêu rõ: "Iran phải lấy lại niềm tin của cộng đồng quốc tế bằng việc ngừng các hoạt động nhạy cảm vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc."
Trong khi đó, Israel lại cho rằng việc nạp nhiên liệu cho nhà máy trên là "hoàn toàn không thể chấp nhận được," đồng thời kêu gọi gia tăng thêm sức ép từ phía cộng đồng quốc tế nhằm buộc Tehran ngừng mọi hoạt động làm giàu urani./.
Karar được cho là có thể dội bom các mục tiêu khi đang bay ở tốc độ cao.
Hình ảnh truyền hình cho thấy Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã vỗ tay hoan nghênh khi tấm màn xanh phủ chiếc máy bay được kéo xuống để lộ ra một máy bay ngắn sơn màu xanh lá cây đặc trưng của quân đội với dòng chữ "Máy bay phản lực ném bom" ("Bomber jet") viết trên thân. Truyền hình Iran sau đó đã cho phát sóng hình ảnh chiếc máy bay này đang bay.
Việc công bố máy bay không người lái nói trên diễn ra trong bối cảnh Tehran kỷ niệm Ngày Công nghiệp quốc phòng thường niên (22/8) và một ngày sau khi Iran bắt đầu nạp nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Iran tại Bushehr.
Trên trang web truyền hình quốc gia Iran, máy bay không người lái Karar "có nhiều tính năng, trong đó có mang bom phá hủy mục tiêu và có thể bay xa với tốc độ cao." Trang web dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ahmad Vahidi cho rằng đây là một "biểu tượng tiến bộ và năng lực sáng tạo của ngành công nghiệp quốc phòng Iran."
Trong khi đó, phát biểu trước các quan chức nước này, Tổng thống Ahmadinejad gọi Karar là "sứ giả của thần chết" đối với các kẻ thù của Iran, kẻ thù của loài người, nhưng lại mang thông điệp hòa bình và hữu nghị. Dự kiến, Iran sẽ cho ra mắt hàng loạt vũ khí tối tân trong vài tuần tới.
Trong một diễn biến khác, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 21/8 tuyên bố vẫn tiếp tục giám sát nhà máy điện hạt nhân của Iran ở thành phố Bushehr. Trong thông báo, quan chức phụ trách báo chí của IAEA Ayhan Evrensel cho biết: "IAEA sẽ thanh sát thường xuyên nhà máy điện hạt nhân Bushehr ở Iran và sẽ áp dụng các biện pháp thẩm tra phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn mà cơ quan đề ra."
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Washington không nhận thấy "nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân nào" từ nhà máy trên. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Darby Holladay nói: "Chúng tôi nhận thấy lò phản ứng Bushehr được thiết kế nhằm cung cấp điện hạt nhân dân dụng và không coi đó là nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân."
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định Iran không cần làm giàu urani nhằm thu được năng lượng hạt nhân sau khi nhà máy Bushehr bắt đầu nạp nhiên liệu. Thông cáo của bộ trên nêu rõ: "Iran phải lấy lại niềm tin của cộng đồng quốc tế bằng việc ngừng các hoạt động nhạy cảm vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc."
Trong khi đó, Israel lại cho rằng việc nạp nhiên liệu cho nhà máy trên là "hoàn toàn không thể chấp nhận được," đồng thời kêu gọi gia tăng thêm sức ép từ phía cộng đồng quốc tế nhằm buộc Tehran ngừng mọi hoạt động làm giàu urani./.
(TTXVN/Vietnam+)