Iran tuyên bố đã giảm mạnh lượng dự trữ urani được làm giàu ở cấp độ 20% bằng cách chuyển đổi thành nhiên liệu cung cấp cho lò phản ứng.
Phát biểu trên đài truyền hình nhà nước tối 12/9, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử của Iran, ông Ali Akbar Salehi cho biết các kho dự trữ urani của Tehran đã giảm từ 240kg xuống khoảng 140kg do được chuyển đổi thành nhiên liệu phục vụ một lò phản ứng nghiên cứu y học.
Theo ông Salehi, số urani còn lại cũng sẽ được chuyển đổi sau đó.
Tuyên bố trên được đưa ra dường như nhằm xoa dịu những lo ngại của phương Tây về việc Iran tiếp tục sản xuất urani 20% được làm giàu lên cấp độ cao hơn và cũng gần hơn với cấp độ 90% cần thiết để chế tạo đầu đạn hạt nhân.
Theo báo cáo hồi tháng 8 của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Iran có 185,5kg urani đã được làm giàu ở cấp độ 20%.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 13/9, trong trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Kyrgzystan, Tổng thống Iran Hassan Rowhani đã hối thúc Moskva giúp giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Tehran.
Hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông Rouhani nêu rõ: "Chúng tôi muốn một giải pháp nhanh nhất có thể trong khuôn khổ các quy định của quốc tế. Nga đã có những bước đi quan trọng trong vấn đề này và giờ là thời cơ tốt nhất cho những bước đi mới của Moskva".
[Iran quyết không từ bỏ quyền phát triển hạt nhân]
Trước đó, Tổng thống Rowhani cảnh báo các cường quốc thế giới rằng thời gian để giải quyết cuộc đối đầu với Tehran không phải là vô hạn.
Ông đồng thời khẳng định Tehran "sẽ không từ bỏ bất cứ" quyền hạt nhân dân sự nào của mình và nhấn mạnh phương Tây không thể có được kết quả nào thông qua đe dọa và gây áp lực.
Ngay sau khi được bầu làm Tổng thống Iran hồi tháng 6 vừa qua, ông Rowhani đã bày tỏ mong muốn có các cuộc đàm phàn "nghiêm túc" với các cường quốc trên thế giới nhằm giải tỏa mối nghi ngờ của phương Tây cho rằng Iran phát triển vũ khí hạt nhân dưới lớp vỏ chương trình hạt nhân dân sự.
Vòng đàm phán gần đây nhất giữa Iran và nhóm các cường quốc P5+1 gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức đã kết thúc hồi tháng Tư vừa qua trong bế tắc.
Trong các nỗ lực ngoại giao song song, IAEA đang thôi thúc Iran có sự hợp tác cần thiết để loại bỏ những mối nghi ngờ rằng nước này đang tìm kiếm khả năng vũ khí hạt nhân.
Dự kiến, vòng đàm phán mới giữa Iran và IAEA sẽ diễn ra tại Vienna (Áo) vào ngày 27/9 tới./.
Phát biểu trên đài truyền hình nhà nước tối 12/9, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử của Iran, ông Ali Akbar Salehi cho biết các kho dự trữ urani của Tehran đã giảm từ 240kg xuống khoảng 140kg do được chuyển đổi thành nhiên liệu phục vụ một lò phản ứng nghiên cứu y học.
Theo ông Salehi, số urani còn lại cũng sẽ được chuyển đổi sau đó.
Tuyên bố trên được đưa ra dường như nhằm xoa dịu những lo ngại của phương Tây về việc Iran tiếp tục sản xuất urani 20% được làm giàu lên cấp độ cao hơn và cũng gần hơn với cấp độ 90% cần thiết để chế tạo đầu đạn hạt nhân.
Theo báo cáo hồi tháng 8 của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Iran có 185,5kg urani đã được làm giàu ở cấp độ 20%.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 13/9, trong trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Kyrgzystan, Tổng thống Iran Hassan Rowhani đã hối thúc Moskva giúp giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Tehran.
Hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông Rouhani nêu rõ: "Chúng tôi muốn một giải pháp nhanh nhất có thể trong khuôn khổ các quy định của quốc tế. Nga đã có những bước đi quan trọng trong vấn đề này và giờ là thời cơ tốt nhất cho những bước đi mới của Moskva".
[Iran quyết không từ bỏ quyền phát triển hạt nhân]
Trước đó, Tổng thống Rowhani cảnh báo các cường quốc thế giới rằng thời gian để giải quyết cuộc đối đầu với Tehran không phải là vô hạn.
Ông đồng thời khẳng định Tehran "sẽ không từ bỏ bất cứ" quyền hạt nhân dân sự nào của mình và nhấn mạnh phương Tây không thể có được kết quả nào thông qua đe dọa và gây áp lực.
Ngay sau khi được bầu làm Tổng thống Iran hồi tháng 6 vừa qua, ông Rowhani đã bày tỏ mong muốn có các cuộc đàm phàn "nghiêm túc" với các cường quốc trên thế giới nhằm giải tỏa mối nghi ngờ của phương Tây cho rằng Iran phát triển vũ khí hạt nhân dưới lớp vỏ chương trình hạt nhân dân sự.
Vòng đàm phán gần đây nhất giữa Iran và nhóm các cường quốc P5+1 gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức đã kết thúc hồi tháng Tư vừa qua trong bế tắc.
Trong các nỗ lực ngoại giao song song, IAEA đang thôi thúc Iran có sự hợp tác cần thiết để loại bỏ những mối nghi ngờ rằng nước này đang tìm kiếm khả năng vũ khí hạt nhân.
Dự kiến, vòng đàm phán mới giữa Iran và IAEA sẽ diễn ra tại Vienna (Áo) vào ngày 27/9 tới./.
(TTXVN)