Tại cuộc họp ngày 26/2 ở thành phố Almaty của Kazakhstan, Nhóm P5+1 (gồm các nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc cùng với Đức) và Iran đã trao đổi các đề nghị nhằm khai thông bế tắc kéo dài hàng thập kỷ trong các cuộc đàm phán liên quan chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước Cộng hòa hồi giáo này.
Mặc dù không hy vọng ngay lập tức đạt được một sự khai thông lớn, nhưng các quan chức Liên minh châu Âu (EU) tham gia đàm phán đã bày tỏ lạc quan về một chiều hướng tiến tới một giải pháp cho vấn đề này.
Theo các nguồn tin của Mỹ từ cuộc đàm phán, trong cuộc đàm phán kéo dài hai ngày vừa được nối lại sau tám tháng với Iran, các cường quốc trong nhóm P5+1 và EU đã đề xuất sẽ nới lỏng một số đòn trừng phạt kinh tế để đổi lấy việc Iran ngừng một phần chương trình hạt nhân của nước này.
[Nhóm P5+1 và Iran tiến hành vòng đàm phán mới]
Phía Iran cũng đã có những phản ứng tích cực, cam kết sẽ có hành động có đi có lại tương ứng.
Ông Michael Mann, người phát ngôn của Cao ủy phụ trách đối ngoại và an ninh của EU Catherine Ashton, cho biết trong ngày đàm phán đầu tiên 26/2, EU đã đưa ra một đề xuất mang tính tích cực theo hướng giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran một cách hòa bình. EU hy vọng Iran sẽ có những phản ứng linh hoạt và tích cực.
Trong khi đó, ông Mehdi Mohammadi, một thành viên trong đoàn đàm phán Iran, cho biết Tehran sẵn sàng đưa ra một đề nghị nhằm giải quyết tình trạng bế tắc nhiều năm qua. Quan điểm của Iran cho rằng trước hết phương Tây phải từ bỏ những yêu sách quá đáng, trong đó có việc đòi đóng cửa ngay lập tức cơ sở hạt nhân ngầm Fordow ở phía Tây Nam Iran.
Người phát ngôn của EU và các nhà ngoại giao phương Tây không hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận ngay trong vòng đàm phán kéo dài hai ngày này, nhưng thái độ tích cực và hợp tác của hai bên sẽ tạo ra một bước đi quan trọng hướng tới một giải pháp hòa bình cho vấn đề hạt nhân của Iran.
Trước đó, bà Ashton khẳng định P5+1 tham gia vòng đàm phán ở Almaty với một đề nghị đã được xem xét và sẽ đàm phán với Iran theo một cách thức "có ý nghĩa."
Tuy nhiên, Iran phải ngừng làm giàu urani cấp 20% và phải đóng cửa nhà máy Fordow, nơi phương Tây nghi là đang sản xuất nhiều urani ở mức độ này.
Trong khi đó, nguồn tin Iran xác nhận đoàn đàm phán nước này đến dự cuộc họp mới với một đề xuất mang tính "đáp từ" mà bản chất cuối cùng của đề xuất này sẽ được quyết định dựa trên những điều kiện do nhóm P5+1 đưa ra.
Vòng đàm phán đang diễn ra tại Kazakhstan được coi là nỗ lực mới nhất, trước hết nhằm tìm kiếm một con đường xây dựng lòng tin cho một vấn đề luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ chiến tranh này.
Ba vòng đàm phán trước đây giữa Iran với nhóm P5+1 tại Istabul, Thổ Nhĩ Kỳ, Baghdad, Iraq và Mátxcơva, Nga, hai bên cũng từng hy vọng phá vỡ được tình trạng bế tắc, nhưng đều không thành.
[Báo Anh: Iran lên kế hoạch B chế tạo bom hạt nhân]
Iran yêu cầu trước hết phải dỡ bỏ các đòn trừng phạt kinh tế trong khi các nước phương Tây đặt điều kiện nhà nước Hồi giáo phải ngừng chương trình làm giàu urani.
Ngày 26/2, phát biểu khi đang ở thăm Đức, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi Iran hãy sớm có sự lựa chọn theo hướng tìm một giải pháp hòa bình. Các nhà ngoại giao cho rằng khả năng lớn nhất đạt được trong vòng đàm phán hiện nay là hai bên nhất trí sẽ tiếp tục có thêm các vòng đàm phán tiếp theo./.
Mặc dù không hy vọng ngay lập tức đạt được một sự khai thông lớn, nhưng các quan chức Liên minh châu Âu (EU) tham gia đàm phán đã bày tỏ lạc quan về một chiều hướng tiến tới một giải pháp cho vấn đề này.
Theo các nguồn tin của Mỹ từ cuộc đàm phán, trong cuộc đàm phán kéo dài hai ngày vừa được nối lại sau tám tháng với Iran, các cường quốc trong nhóm P5+1 và EU đã đề xuất sẽ nới lỏng một số đòn trừng phạt kinh tế để đổi lấy việc Iran ngừng một phần chương trình hạt nhân của nước này.
[Nhóm P5+1 và Iran tiến hành vòng đàm phán mới]
Phía Iran cũng đã có những phản ứng tích cực, cam kết sẽ có hành động có đi có lại tương ứng.
Ông Michael Mann, người phát ngôn của Cao ủy phụ trách đối ngoại và an ninh của EU Catherine Ashton, cho biết trong ngày đàm phán đầu tiên 26/2, EU đã đưa ra một đề xuất mang tính tích cực theo hướng giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran một cách hòa bình. EU hy vọng Iran sẽ có những phản ứng linh hoạt và tích cực.
Trong khi đó, ông Mehdi Mohammadi, một thành viên trong đoàn đàm phán Iran, cho biết Tehran sẵn sàng đưa ra một đề nghị nhằm giải quyết tình trạng bế tắc nhiều năm qua. Quan điểm của Iran cho rằng trước hết phương Tây phải từ bỏ những yêu sách quá đáng, trong đó có việc đòi đóng cửa ngay lập tức cơ sở hạt nhân ngầm Fordow ở phía Tây Nam Iran.
Người phát ngôn của EU và các nhà ngoại giao phương Tây không hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận ngay trong vòng đàm phán kéo dài hai ngày này, nhưng thái độ tích cực và hợp tác của hai bên sẽ tạo ra một bước đi quan trọng hướng tới một giải pháp hòa bình cho vấn đề hạt nhân của Iran.
Trước đó, bà Ashton khẳng định P5+1 tham gia vòng đàm phán ở Almaty với một đề nghị đã được xem xét và sẽ đàm phán với Iran theo một cách thức "có ý nghĩa."
Tuy nhiên, Iran phải ngừng làm giàu urani cấp 20% và phải đóng cửa nhà máy Fordow, nơi phương Tây nghi là đang sản xuất nhiều urani ở mức độ này.
Trong khi đó, nguồn tin Iran xác nhận đoàn đàm phán nước này đến dự cuộc họp mới với một đề xuất mang tính "đáp từ" mà bản chất cuối cùng của đề xuất này sẽ được quyết định dựa trên những điều kiện do nhóm P5+1 đưa ra.
Vòng đàm phán đang diễn ra tại Kazakhstan được coi là nỗ lực mới nhất, trước hết nhằm tìm kiếm một con đường xây dựng lòng tin cho một vấn đề luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ chiến tranh này.
Ba vòng đàm phán trước đây giữa Iran với nhóm P5+1 tại Istabul, Thổ Nhĩ Kỳ, Baghdad, Iraq và Mátxcơva, Nga, hai bên cũng từng hy vọng phá vỡ được tình trạng bế tắc, nhưng đều không thành.
[Báo Anh: Iran lên kế hoạch B chế tạo bom hạt nhân]
Iran yêu cầu trước hết phải dỡ bỏ các đòn trừng phạt kinh tế trong khi các nước phương Tây đặt điều kiện nhà nước Hồi giáo phải ngừng chương trình làm giàu urani.
Ngày 26/2, phát biểu khi đang ở thăm Đức, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi Iran hãy sớm có sự lựa chọn theo hướng tìm một giải pháp hòa bình. Các nhà ngoại giao cho rằng khả năng lớn nhất đạt được trong vòng đàm phán hiện nay là hai bên nhất trí sẽ tiếp tục có thêm các vòng đàm phán tiếp theo./.
(TTXVN)