Sau những thông tin tìm hiểu về việc các loại smartphone như iPhone hay Android đã ngầm lưu trữ lại vị trí và mốc thời gian tương ứng của người sử dụng, vào hôm 24/4, Nhật báo Phố Wall (WSJ) lại tiếp tục tiết lộ rằng, sau các cuộc thử nghiệm của họ, thậm chí chiếc iPhone vẫn còn "nhiệt tình" làm gián điệp ngay cả khi dịch vụ định vị đã bị tắt.
Theo WSJ, khi người dùng tắt dịch vụ định vị, dữ liệu địa điểm sẽ được ghi lại thông qua các tháp di động và điểm truy cập wifi gần với người dùng, tuy nhiên những dữ liệu này không được truyền ngược trở lại cho Apple.
Trong thử nghiệm của mình, các nhà phân tích đã tắt các dịch vụ định vị, và tiến hành ghi nhận dữ liệu do iPhone lưu giữ lại, sau đó họ mang chiếc smartphone này tới những địa điểm mới và tiếp tục theo dõi dữ liệu, thì thấy rằng trong vòng vài giờ chiếc iPhone di chuyển, thì nó vẫn đều đặn duy trì hoạt động "gián điệp" của mình.
Phát hiện mới của WSJ đã tiếp tục làm dấy lên câu hỏi rằng, liệu người dùng đã bị "bịt mắt" đến thế nào trong câu chuyện smartphone "gián điệp" này.
Sau hàng loạt những tin tức liên quan tới vụ việc trên, các nhà làm luật của Đức và Mỹ đều đã lên tiếng yêu cầu Apple phải giải trình rõ ràng về mục đích phía sau tính năng ngầm đó của iPhone.
Trong lúc "Quả táo" vẫn chưa đưa ra được lời giải thích xác đáng, dư luận đang dần quen với cách gọi chiếc iPhone sành điệu là "iTrack" (cách gọi hài hước dành cho thiết bị cầm tay của Apple đã ngầm theo dõi người sử dụng)./.
Theo WSJ, khi người dùng tắt dịch vụ định vị, dữ liệu địa điểm sẽ được ghi lại thông qua các tháp di động và điểm truy cập wifi gần với người dùng, tuy nhiên những dữ liệu này không được truyền ngược trở lại cho Apple.
Trong thử nghiệm của mình, các nhà phân tích đã tắt các dịch vụ định vị, và tiến hành ghi nhận dữ liệu do iPhone lưu giữ lại, sau đó họ mang chiếc smartphone này tới những địa điểm mới và tiếp tục theo dõi dữ liệu, thì thấy rằng trong vòng vài giờ chiếc iPhone di chuyển, thì nó vẫn đều đặn duy trì hoạt động "gián điệp" của mình.
Phát hiện mới của WSJ đã tiếp tục làm dấy lên câu hỏi rằng, liệu người dùng đã bị "bịt mắt" đến thế nào trong câu chuyện smartphone "gián điệp" này.
Sau hàng loạt những tin tức liên quan tới vụ việc trên, các nhà làm luật của Đức và Mỹ đều đã lên tiếng yêu cầu Apple phải giải trình rõ ràng về mục đích phía sau tính năng ngầm đó của iPhone.
Trong lúc "Quả táo" vẫn chưa đưa ra được lời giải thích xác đáng, dư luận đang dần quen với cách gọi chiếc iPhone sành điệu là "iTrack" (cách gọi hài hước dành cho thiết bị cầm tay của Apple đã ngầm theo dõi người sử dụng)./.
Văn Hưng (Vietnam+)