Theo kết quả rà soát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, năm 2021 cả nước có 4 tỉnh, thành phố không có người nghèo khi "trắng" hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020.
Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong việc giảm nghèo đa chiều nhờ tăng việc làm năng suất cao, cải thiện các dịch vụ xã hội nhưng tính dễ bị tổn thương và chênh lệch vẫn là những thách thức lớn.
Việt Nam trở thành một trong số những nước đi đầu ở châu Á-Thái Bình Dương trong việc áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều và đạt nhiều thành tựu giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh.
Giảm nghèo bền vững là việc tạo điều kiện cho người nghèo có khả năng tiếp cận với 5 nội dung cơ bản gồm y tế, giáo dục, điều kiện sống, việc làm và tiếp cận thông tin.
Bắc Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ nghèo đa chiều trong toàn tỉnh giảm còn dưới 1%, đưa tỉnh trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước về thực hiện chính sách giảm nghèo.