[Infographics] Những điều cần biết về dịch bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người và lây truyền từ người sang người; thời gian ủ bệnh thường từ 6-13 ngày, dao động từ 5-21 ngày, dấu hiệu là phát ban cấp dạng mụn nước, mụn mủ.
(Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn)

Bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận lần đầu tiên năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu. Bệnh Đậu mùa khỉ ở người ghi nhận năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.

(Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn)

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người và lây truyền từ người sang người. Thời gian ủ bệnh thường từ 6-13 ngày, dao động từ 5-21 ngày. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.

(Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn)

Trường hợp bệnh nghi ngờ là trường hợp có phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ và không giải thích được bằng các bệnh phát ban phổ biến khác (thủy đậu, herpes, sởi, nhiễm trùng da do vi khuẩn, lậu, giang mai...)

(Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn)

Người tiếp xúc gần là người có tiếp xúc trong vòng 1 mét với người bệnh trong khoảng thời gian từ khi người bệnh khởi phát triệu chứng đầu tiên đến khi người bệnh được cách ly y tế hoặc đến khi người bệnh khỏi bệnh (các ban đã khô cứng và bong vảy).

(Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn)

Một trong những biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu là tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc hoặc nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

(Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn)

Vaccine đậu mùa trước đây có hiệu quả nhất định trong việc phòng chống bệnh đậu mùa khỉ. Hiện một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vaccine phòng bệnh đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3) để phòng chống bệnh đậu mùa khỉ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục