[Infographics] Các lễ cúng trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền
Bắt đầu từ 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm (ngày cúng tiễn ông Công ông Táo chầu Trời), các gia đình bắt đầu vào Tết. Mọi người chuẩn bị gói bánh chưng, mua đồ sẵn sàng làm cỗ và lễ cúng Tết.
Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn.
Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển- Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, những lễ cúng quan trọng trong dịp Tết nguyên đán là lễ cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp; lễ cúng tất niên vào trưa hoặc chiều 30 Tết; lễ cúng giao thừa vào đêm 30; lễ cúng đón Tết nguyên đán vào ngày mùng 1 và cuối cùng là lễ cúng hóa vàng kết thúc Tết nguyên đán./.
Đối với đồng bào dân tộc Thái, quanh năm có rất nhiều cái Tết nhưng họ chỉ ăn ba cái Tết chính: “Chiêng Xam” (Tết Thanh minh), “Xíp Xí” và quan trọng nhất là Tết Nguyên đán “Bươn Chiêng.”
Miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với các văn hóa truyền thống của các tỉnh và các lễ hội đặc trưng nổi tiếng ở từng vùng như Lễ hội Nghinh Ông, Lễ Sene Dolta, Lễ hội Bà Chúa Xứ, Lễ hội đua bò Bảy Núi...
Ngày hội Bánh tét, Hội Hoa Xuân, Chợ hoa Tết, Lễ hội Đường sách, Đường hoa Nguyễn Huệ là những hoạt động sẽ được Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
Thời điểm thích hợp nhất để làm lễ cúng ông Táo là vào tối 22 hoặc sáng mùng 23 tháng Chạp, dù bận công việc gì, bạn cũng nên cố gắng hoàn thành trước 12 giờ ngày 23 để các Táo còn kịp lên đường.