Indonesia đang tích cực vận động cho ứng cử viên của mình là Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Mari Elka Pangestu vào vị trí Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong bối cảnh thời hạn chọn lựa vào tháng Năm tới đang đến gần.
Giới quan sát nhận xét rằng động thái trên cho thấy Indonesia đang muốn đóng một vai trò lớn hơn trong quản trị toàn cầu, nhất là khi Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ chín sẽ diễn ra cuối năm nay tại đảo du lịch Bali nổi tiếng của nước này.
Bà Mari Elka Pangestu từng giữ chức Bộ trưởng Thương mại Indonesia từ 2004 đến 2011 và nổi tiếng với lập trường ủng hộ tự do thương mại trên phạm vi toàn cầu.
Người phụ nữ 56 tuổi này cũng là người phụ nữ Indonesia gốc Hoa đầu tiên giữ chức Bộ trưởng trong chính phủ ở Indonesia.
Bà Pangestu cũng là một nhà kinh tế được đánh giá cao, từng theo học trung học và đạt thành tích xuất sắc tại Singapore trong những năm 1970 khi cha bà là nhà kinh tế Jusuf Panglaykim) giảng dạy tại Đại học Nanyang và Đại học Singapore.
Bà đã nhận bằng cử nhân và thạc sỹ về kinh tế tại Đại học Quốc gia Australia, sau đó hoàn tất học vị tiến sỹ kinh tế tại Đại học California, Mỹ.
Được đánh giá có đầy đủ tố chất và điều kiện để đảm nhận trong trách Tổng giám đốc WTO, song bà Mari Elka Pangestu cũng đang phải đối mặt với những trở ngại không nhỏ. Đó là cuộc vận động của Indonesia đang vấp phải một yếu tố bất lợi là các đối tác thương mại lớn phàn nàn về việc Chính phủ Indonesia, trong bối cảnh bầu không khí chính trị nóng dần cùng cuộc tổng tuyển cử 2014 đang đến gần và dưới sức ép của giới doanh nghiệp trong nước, gần đây đã ban hành nhiều chính sách kinh tế theo hướng bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, đặt ra nhiều rào cản đối với các nhà nhập khẩu nước ngoài, gây nhiều quan ngại cho các đối tác thương mại của mình.
Tuy nhiên, bà Mari Elka Pangestu khẳng định, đây là một nhận thức không công bằng, bởi những gì Indonesia đã thực hiện đều nhằm bảo vệ an toàn của người tiêu dùng và các tiêu chuẩn sản phẩm, và điều này hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc và quy định quy định của WTO.
Mặc dù trên một nửa thương mại toàn cầu diễn ra trong và trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương, song giới phân tích cho rằng ghế Tổng giám đốc WTO nhiệm kỳ mới có thể sẽ thuộc về châu Phi hay Mỹ Latinh, bởi trước ông Pascal Lamy của Liên minh châu Âu đang mãn nhiệm là ông Supachai Panitchpakdi của Thái Lan (châu Á)./.
Giới quan sát nhận xét rằng động thái trên cho thấy Indonesia đang muốn đóng một vai trò lớn hơn trong quản trị toàn cầu, nhất là khi Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ chín sẽ diễn ra cuối năm nay tại đảo du lịch Bali nổi tiếng của nước này.
Bà Mari Elka Pangestu từng giữ chức Bộ trưởng Thương mại Indonesia từ 2004 đến 2011 và nổi tiếng với lập trường ủng hộ tự do thương mại trên phạm vi toàn cầu.
Người phụ nữ 56 tuổi này cũng là người phụ nữ Indonesia gốc Hoa đầu tiên giữ chức Bộ trưởng trong chính phủ ở Indonesia.
Bà Pangestu cũng là một nhà kinh tế được đánh giá cao, từng theo học trung học và đạt thành tích xuất sắc tại Singapore trong những năm 1970 khi cha bà là nhà kinh tế Jusuf Panglaykim) giảng dạy tại Đại học Nanyang và Đại học Singapore.
Bà đã nhận bằng cử nhân và thạc sỹ về kinh tế tại Đại học Quốc gia Australia, sau đó hoàn tất học vị tiến sỹ kinh tế tại Đại học California, Mỹ.
Được đánh giá có đầy đủ tố chất và điều kiện để đảm nhận trong trách Tổng giám đốc WTO, song bà Mari Elka Pangestu cũng đang phải đối mặt với những trở ngại không nhỏ. Đó là cuộc vận động của Indonesia đang vấp phải một yếu tố bất lợi là các đối tác thương mại lớn phàn nàn về việc Chính phủ Indonesia, trong bối cảnh bầu không khí chính trị nóng dần cùng cuộc tổng tuyển cử 2014 đang đến gần và dưới sức ép của giới doanh nghiệp trong nước, gần đây đã ban hành nhiều chính sách kinh tế theo hướng bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, đặt ra nhiều rào cản đối với các nhà nhập khẩu nước ngoài, gây nhiều quan ngại cho các đối tác thương mại của mình.
Tuy nhiên, bà Mari Elka Pangestu khẳng định, đây là một nhận thức không công bằng, bởi những gì Indonesia đã thực hiện đều nhằm bảo vệ an toàn của người tiêu dùng và các tiêu chuẩn sản phẩm, và điều này hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc và quy định quy định của WTO.
Mặc dù trên một nửa thương mại toàn cầu diễn ra trong và trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương, song giới phân tích cho rằng ghế Tổng giám đốc WTO nhiệm kỳ mới có thể sẽ thuộc về châu Phi hay Mỹ Latinh, bởi trước ông Pascal Lamy của Liên minh châu Âu đang mãn nhiệm là ông Supachai Panitchpakdi của Thái Lan (châu Á)./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)