Là đất nước quần đảo trải dài và rộng trên một vùng biển lớn ở Thái Bình Dương, Indonesia có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất điện từ năng lượng gió.
Các nghiên cứu khoa học của Indonesia cho biết quốc gia quần đảo này có tiềm năng năng lượng gió để sản xuất tới 9,29 GW điện gió hàng năm, trong đó các khu vực thích hợp nhất là các tỉnh East Nusa Tenggara, Banten, Bali, West Java và Yogyakarta.
Trong khuôn khổ nỗ lực hướng đến một nền kinh tế xanh tăng trưởng bền vững, trong đó có việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, giữa Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ BPPT của Indonesia đang hợp tác với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) trong một dự án gọi là “Sản xuất điện lai gió” (WHyPGen).
WHyPGen sẽ tập trung nghiên cứu và xây dựng các dự án phát triển điện gió khả thi, nhằm đạt sản lượng điện gió 19,27 GW vào năm 2015, đồng thời góp phần cải thiện đời sống của người dân ở các vùng nông thôn và hải đảo.
Chủ nhiệm dự án WhyPGen, Soeripto Martosaputro, một quan chức cấp cao Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, cho biết đất nước "vạn đảo" này hiện mới đang vận hành các tuabin điện gió công suất nhỏ và các trạm điện gió quy mô nhỏ, có tổng công suất 2MW, chủ yếu nhằm mục đích nghiên cứu, do việc sản xuất điện gió đòi hỏi chi phí đầu tư lớn khiến giá thành chưa có sức cạnh tranh.
Ông Soeripto Martosaputro hy vọng WHyPGen sẽ khuyến khích các tổ chức tài chính trong việc cung cấp vốn, xây dựng chính sách, tạo ra thị trường và hỗ trợ các nhà cung cấp địa phương, để Indonesia có thể hoàn thành mục tiêu đạt tỷ trọng điện gió 0,1% trong tổng sản lượng điện của đất nước vào năm 2030./.
Các nghiên cứu khoa học của Indonesia cho biết quốc gia quần đảo này có tiềm năng năng lượng gió để sản xuất tới 9,29 GW điện gió hàng năm, trong đó các khu vực thích hợp nhất là các tỉnh East Nusa Tenggara, Banten, Bali, West Java và Yogyakarta.
Trong khuôn khổ nỗ lực hướng đến một nền kinh tế xanh tăng trưởng bền vững, trong đó có việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, giữa Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ BPPT của Indonesia đang hợp tác với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) trong một dự án gọi là “Sản xuất điện lai gió” (WHyPGen).
WHyPGen sẽ tập trung nghiên cứu và xây dựng các dự án phát triển điện gió khả thi, nhằm đạt sản lượng điện gió 19,27 GW vào năm 2015, đồng thời góp phần cải thiện đời sống của người dân ở các vùng nông thôn và hải đảo.
Chủ nhiệm dự án WhyPGen, Soeripto Martosaputro, một quan chức cấp cao Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, cho biết đất nước "vạn đảo" này hiện mới đang vận hành các tuabin điện gió công suất nhỏ và các trạm điện gió quy mô nhỏ, có tổng công suất 2MW, chủ yếu nhằm mục đích nghiên cứu, do việc sản xuất điện gió đòi hỏi chi phí đầu tư lớn khiến giá thành chưa có sức cạnh tranh.
Ông Soeripto Martosaputro hy vọng WHyPGen sẽ khuyến khích các tổ chức tài chính trong việc cung cấp vốn, xây dựng chính sách, tạo ra thị trường và hỗ trợ các nhà cung cấp địa phương, để Indonesia có thể hoàn thành mục tiêu đạt tỷ trọng điện gió 0,1% trong tổng sản lượng điện của đất nước vào năm 2030./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)