Công ty xếp hạng tín dụng Fitch nhận định rằng các hoạt động tiếp quản và sáp nhập (M&A) trên thị trường bảo hiểm Indonesia sẽ tăng mạnh trong những năm tới do mức độ còn kém phát triển của thị trường này, các quy định cho phép về tỷ lệ cổ phần nước ngoài được nới lỏng hơn và đòi hỏi về vốn cao hơn.
Dự báo trên được đưa ra sau khi công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi của Nhật Bản thông báo kế hoạch chi 3.300 tỷ rupiah (337 triệu USD) để sở hữu 30% cổ phần Panin Life - một công ty bảo hiểm thuộc tập đoàn tài chính Panin Financial của gia đình tỷ phú Mumin Ali Gunawan ở Indonesia.
Fitch đã lưu ý đến sự hấp dẫn đầu tư vào thị trường bảo hiểm Indonesia khi thu nhập bình quân đầu người liên tục gia tăng cùng sự tăng trưởng của nền kinh tế trong những năm qua, và tỷ lệ thâm nhập trên thị trường bảo hiểm còn tương đối thấp ở mức 1,7% GDP năm 2011 cho thấy tiềm năng tăng trưởng rất lớn của thị trường này ở đất nước vạn đảo.
Ngoài ra, theo Fitch, là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới với tỷ lên người theo đạo Hồi chiếm tới 85% trong tổng dân số 240 triệu người, Indonesia còn có tiềm năng về Takaful, hay còn gọi là Bảo hiểm Hồi giáo.
Hiện tỷ lệ cổ phần nước ngoài được cho phép nắm giữ trong một công ty bảo hiểm Indonesia là 80%, một mức độ “hào phóng” hơn nhiều so với các nước châu Á khác, chẳng hạn như Ấn Độ và Thái Lan, với các mức cho phép tương ứng chỉ là 26% và 49%. Tỷ lệ này cũng cao hơn nhiều so với mức 40% hiện đang được áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng Indonesia.
Trong khi đó, yêu cầu về vốn tối thiểu đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đang gia tăng, từ mức bắt buộc 70 tỷ rupiah năm 2012 lên 100 tỷ rupiah năm 2014, và động thái này sẽ buộc một số công ty quy mô nhỏ sẽ phải sáp nhập hay chịu tiếp quản, kể cả với đối tác trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài để có thể tiếp tục hoạt động.
Fitch cho rằng sự tham gia của các nhà bảo hiểm từ các thị trường phát triển hơn, chẳng hạn như Dai-ichi, với kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn, sẽ giúp nâng cao năng lực cho các công ty bảo hiểm của Indonesia . Tuy nhiên, để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bảo hiểm, Indonesia cần tăng cường tính minh bạch và cải thiện quản trị doanh nghiệp.
Theo dữ liệu của Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia (OJK), nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này có 46 công ty bảo hiểm nhân thọ, với tổng giá trị tài sản đã tăng từ 229.000 tỷ rupiah năm 2011 lên 259.000 tỷ rupiah năm 2012 và thu phí bảo hiểm trogn cùng kỳ tăng 7,3% lên 103.500 tỷ rupiah.
Trong số các công ty này có công ty lâu đời nhất là Asuransi Jiwa Bersama Bumiputera được thành lập năm 1912 và công ty dịch vụ tài chính liên doanh với nước ngoài AXA Mandiri. /.
Dự báo trên được đưa ra sau khi công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi của Nhật Bản thông báo kế hoạch chi 3.300 tỷ rupiah (337 triệu USD) để sở hữu 30% cổ phần Panin Life - một công ty bảo hiểm thuộc tập đoàn tài chính Panin Financial của gia đình tỷ phú Mumin Ali Gunawan ở Indonesia.
Fitch đã lưu ý đến sự hấp dẫn đầu tư vào thị trường bảo hiểm Indonesia khi thu nhập bình quân đầu người liên tục gia tăng cùng sự tăng trưởng của nền kinh tế trong những năm qua, và tỷ lệ thâm nhập trên thị trường bảo hiểm còn tương đối thấp ở mức 1,7% GDP năm 2011 cho thấy tiềm năng tăng trưởng rất lớn của thị trường này ở đất nước vạn đảo.
Ngoài ra, theo Fitch, là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới với tỷ lên người theo đạo Hồi chiếm tới 85% trong tổng dân số 240 triệu người, Indonesia còn có tiềm năng về Takaful, hay còn gọi là Bảo hiểm Hồi giáo.
Hiện tỷ lệ cổ phần nước ngoài được cho phép nắm giữ trong một công ty bảo hiểm Indonesia là 80%, một mức độ “hào phóng” hơn nhiều so với các nước châu Á khác, chẳng hạn như Ấn Độ và Thái Lan, với các mức cho phép tương ứng chỉ là 26% và 49%. Tỷ lệ này cũng cao hơn nhiều so với mức 40% hiện đang được áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng Indonesia.
Trong khi đó, yêu cầu về vốn tối thiểu đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đang gia tăng, từ mức bắt buộc 70 tỷ rupiah năm 2012 lên 100 tỷ rupiah năm 2014, và động thái này sẽ buộc một số công ty quy mô nhỏ sẽ phải sáp nhập hay chịu tiếp quản, kể cả với đối tác trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài để có thể tiếp tục hoạt động.
Fitch cho rằng sự tham gia của các nhà bảo hiểm từ các thị trường phát triển hơn, chẳng hạn như Dai-ichi, với kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn, sẽ giúp nâng cao năng lực cho các công ty bảo hiểm của Indonesia . Tuy nhiên, để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bảo hiểm, Indonesia cần tăng cường tính minh bạch và cải thiện quản trị doanh nghiệp.
Theo dữ liệu của Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia (OJK), nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này có 46 công ty bảo hiểm nhân thọ, với tổng giá trị tài sản đã tăng từ 229.000 tỷ rupiah năm 2011 lên 259.000 tỷ rupiah năm 2012 và thu phí bảo hiểm trogn cùng kỳ tăng 7,3% lên 103.500 tỷ rupiah.
Trong số các công ty này có công ty lâu đời nhất là Asuransi Jiwa Bersama Bumiputera được thành lập năm 1912 và công ty dịch vụ tài chính liên doanh với nước ngoài AXA Mandiri. /.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)