Trong khuôn khổ hướng tới một nền kinh tế xanh tăng trưởng bền vững, Chính phủ Indonesia đang tăng cường khuyến khích sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng sinh học để góp phần giảm thiểu sử dụng nhiên liệu hóa thạch, vốn được cho là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm bầu khí quyển dẫn đến biến đổi khí hậu hiện nay.
Tổng vụ trưởng Bảo tồn năng lượng và Năng lượng tái tạo Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, Rida Mulyana cho biết chính phủ nước này sẽ ban hành một quy định mới nhằm tối đa hóa việc sử dụng và sản xuất năng lượng sinh học thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.
Theo quy định mới, nhiệm vụ quản lý hoạt động sản xuất nhiên liệu sinh học và dầu diezel sinh học thuộc trách nhiệm Tổng vụ Dầu khí Bộ Năng lượng và Khoáng sản trước đây sẽ được chuyển giao cho Tổng vụ Bảo tồn năng lượng và Năng lượng tái tạo; Tỷ lệ yêu cầu pha trộn nhiên liệu sinh học trong các loại nhiên liệu hóa thạch, được áp dụng từ năm 2008 ở mức 7,5% đối với dầu diezel sinh học và 2% đối với ethanol sinh học, sẽ được nâng lên; Nhà nước sẽ tăng cường quản lý hoạt động sản xuất ethanol sinh học của các công ty trong nước nhằm giải quyết các vấn đề trong phát triển năng lượng sinh học.
Hội đồng Năng lượng Quốc gia Indonesia (DEN) cho biết, để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình, nước này hiện vẫn phải dựa chủ yếu vào dầu mỏ ở mức 44%, khí tự nhiên 23%, than đá 27%, và năng lượng tái tạo 6%.
Chiến lươc phát triển năng lượng dài hạn tới năm 2050 của Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu thay đổi tỷ trọng đóng góp nói trên của các thành phần năng lượng với năng lượng tái tạo 30%, than đá 26%, khí tự nhiên 24% và dầu mỏ 20%.
Theo DEN, để đạt được mục tiêu dài hạn nói trên, trong trung hạn, tức là tới năm 2025 Indonesia cần phải đạt được cơ cấu đáp ứng là năng lượng tái tạo 23%, than đá 25%, khí tự nhiên 22% và dầu mỏ 30%./.
Tổng vụ trưởng Bảo tồn năng lượng và Năng lượng tái tạo Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, Rida Mulyana cho biết chính phủ nước này sẽ ban hành một quy định mới nhằm tối đa hóa việc sử dụng và sản xuất năng lượng sinh học thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.
Theo quy định mới, nhiệm vụ quản lý hoạt động sản xuất nhiên liệu sinh học và dầu diezel sinh học thuộc trách nhiệm Tổng vụ Dầu khí Bộ Năng lượng và Khoáng sản trước đây sẽ được chuyển giao cho Tổng vụ Bảo tồn năng lượng và Năng lượng tái tạo; Tỷ lệ yêu cầu pha trộn nhiên liệu sinh học trong các loại nhiên liệu hóa thạch, được áp dụng từ năm 2008 ở mức 7,5% đối với dầu diezel sinh học và 2% đối với ethanol sinh học, sẽ được nâng lên; Nhà nước sẽ tăng cường quản lý hoạt động sản xuất ethanol sinh học của các công ty trong nước nhằm giải quyết các vấn đề trong phát triển năng lượng sinh học.
Hội đồng Năng lượng Quốc gia Indonesia (DEN) cho biết, để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình, nước này hiện vẫn phải dựa chủ yếu vào dầu mỏ ở mức 44%, khí tự nhiên 23%, than đá 27%, và năng lượng tái tạo 6%.
Chiến lươc phát triển năng lượng dài hạn tới năm 2050 của Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu thay đổi tỷ trọng đóng góp nói trên của các thành phần năng lượng với năng lượng tái tạo 30%, than đá 26%, khí tự nhiên 24% và dầu mỏ 20%.
Theo DEN, để đạt được mục tiêu dài hạn nói trên, trong trung hạn, tức là tới năm 2025 Indonesia cần phải đạt được cơ cấu đáp ứng là năng lượng tái tạo 23%, than đá 25%, khí tự nhiên 22% và dầu mỏ 30%./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)