Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã quyết định bãi miễn tạm thời chức vụ Chánh án Tòa án Hiến pháp của ông Akil Mochtar để ông này tập trung vào quá trình thẩm vấn của Ủy ban Bài trừ Tham nhũng Indonesia (KPK) về cáo buộc nhận hối lộ.
[Indonesia ra lệnh bắt Chánh án Tòa án Hiến pháp]
Ngoài ra, Chính phủ Indonesia có thể sẽ ban hành nghị định thay luật về việc rút ngắn quá trình tuyển chọn người thay thế ông Akil Mochtar, qua đó ngăn chặn mọi ý đồ liên quan đến lợi ích chính trị từ quá trình tuyển chọn này. Tổng thống Susilo cũng lưu ý tòa án theo dõi Ủy ban Tư pháp thực thi nhiệm vụ của mình nhằm bảo vệ phẩm giá thể chế.
Ông Akil Mochtar bị bắt giữ đêm 2/10 cùng nghị sỹ Chairun Nisa thuộc đảng Golkar với cáo buộc nhận hối lộ khoảng 3 tỷ rupiah (hơn 250.000 USD) trong một vụ kiện liên quan đến tranh cãi về kết quả bầu cử ở huyện Gunung Mas trên đảo Borneo.
Sau đó KPK thông báo ông Akil Mochta còn dính líu đến một vụ tham nhũng khác liên quan đến tranh chấp bầu cử ở Lebak, trong đó ông đã nhận 1 tỷ rupiah (khoảng 87.000 USD).
Nếu các cáo buộc được khẳng định, ông Akil Mochtar có thể phải đối mặt với mức án 20 năm tù. Tuy nhiên cho đến nay ông AkilMochtar vẫn bác bỏ mọi lời buộc tội.
Một trong những quyền hạn chính của Tòa án Hiến pháp Indonesia là quyết định về các tranh cãi trong bầu cử. Việc bắt giữ Chánh án Akil Mochtar đã gây ra tranh cãi lớn tại Indonesia về tính công bằng trong các quyết định trước đây của tòa án này trong việc xét xử các tranh chấp bầu cử, bao gồm cả cuộc bầu cử thống đốc mới đây ở các tỉnh Đông Java và Bali./.
[Indonesia ra lệnh bắt Chánh án Tòa án Hiến pháp]
Ngoài ra, Chính phủ Indonesia có thể sẽ ban hành nghị định thay luật về việc rút ngắn quá trình tuyển chọn người thay thế ông Akil Mochtar, qua đó ngăn chặn mọi ý đồ liên quan đến lợi ích chính trị từ quá trình tuyển chọn này. Tổng thống Susilo cũng lưu ý tòa án theo dõi Ủy ban Tư pháp thực thi nhiệm vụ của mình nhằm bảo vệ phẩm giá thể chế.
Ông Akil Mochtar bị bắt giữ đêm 2/10 cùng nghị sỹ Chairun Nisa thuộc đảng Golkar với cáo buộc nhận hối lộ khoảng 3 tỷ rupiah (hơn 250.000 USD) trong một vụ kiện liên quan đến tranh cãi về kết quả bầu cử ở huyện Gunung Mas trên đảo Borneo.
Sau đó KPK thông báo ông Akil Mochta còn dính líu đến một vụ tham nhũng khác liên quan đến tranh chấp bầu cử ở Lebak, trong đó ông đã nhận 1 tỷ rupiah (khoảng 87.000 USD).
Nếu các cáo buộc được khẳng định, ông Akil Mochtar có thể phải đối mặt với mức án 20 năm tù. Tuy nhiên cho đến nay ông AkilMochtar vẫn bác bỏ mọi lời buộc tội.
Một trong những quyền hạn chính của Tòa án Hiến pháp Indonesia là quyết định về các tranh cãi trong bầu cử. Việc bắt giữ Chánh án Akil Mochtar đã gây ra tranh cãi lớn tại Indonesia về tính công bằng trong các quyết định trước đây của tòa án này trong việc xét xử các tranh chấp bầu cử, bao gồm cả cuộc bầu cử thống đốc mới đây ở các tỉnh Đông Java và Bali./.
(TTXVN)