Phát biểu tại một cuộc hội thảo khoa học mới đây tại Jakarta, Bộ trưởng Nghiên cứu và Công nghệ Indonesia, ông Gusti Muhammad Hatta nhấn mạnh rằng Indonesia cần và sẽ phát triển năng lượng hạt nhân.
Bộ trưởng Hata nói rằng hiện là thời điểm cho Indonesia bắt đầu triển khai các dự án điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước, hơn nữa năng lượng hạt nhân còn giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm nặng nề và đang ngày một cạn kiệt.
Giám đốc Cơ quan Năng lượng Hạt nhân quốc gia Indonesia (BATAN) Hadi Hustowo cho biết, mặc dù nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi thường xuyên xảy ra động đất, song Indonesia vẫn có những đảo khá ổn định về mặt địa chấn, có thể làm địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân như Kalimantan hoặc một số địa phương trên đảo Sumatra.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với việc phát triển năng lượng hạt nhân ở Indonesia chính là nhận thức chưa đầy đủ dẫn đến mối lo ngại của người dân về an toàn hạt nhân, nhất là sau những sự cố rò rỉ hạt nhân như ở Chernobyl (Ukraine) hay Fukushima, Nhật Bản.
Chính phủ Indonesia hiện đang tập trung phát triển năng lượng hạt nhân tại Sumatra.
Liên quan đến vấn đề năng lượng của Indonesia, ngày 29/1, Cơ quan Đánh giá và Ứng dụng Công nghệ Quốc gia Indonesia (BPPT), cho biết nhu cầu năng lượng của Indonesia vào năm 2030 sẽ tăng gấp 4,2 lần so với mức tương ứng năm 2009, trong khi sản lượng chỉ tăng 2 lần, do đó Indonesia sẽ phải nhập khẩu khoảng 1,05 tỷ thùng dầu, trong đó các loại dầu nhiên liệu chiếm 57%, dầu thô 36%, khí hoá lỏng (LPG) 6,8% và phần còn lại là than đá.
Tuy nhiên, theo BPPT, sản xuất năng lượng tái tạo của Indonesia vào năm 2030 ước sẽ đạt tương đương 524 triệu thùng dầu, tăng 12,4 lần so với hiện tại./.
Bộ trưởng Hata nói rằng hiện là thời điểm cho Indonesia bắt đầu triển khai các dự án điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước, hơn nữa năng lượng hạt nhân còn giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm nặng nề và đang ngày một cạn kiệt.
Giám đốc Cơ quan Năng lượng Hạt nhân quốc gia Indonesia (BATAN) Hadi Hustowo cho biết, mặc dù nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi thường xuyên xảy ra động đất, song Indonesia vẫn có những đảo khá ổn định về mặt địa chấn, có thể làm địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân như Kalimantan hoặc một số địa phương trên đảo Sumatra.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với việc phát triển năng lượng hạt nhân ở Indonesia chính là nhận thức chưa đầy đủ dẫn đến mối lo ngại của người dân về an toàn hạt nhân, nhất là sau những sự cố rò rỉ hạt nhân như ở Chernobyl (Ukraine) hay Fukushima, Nhật Bản.
Chính phủ Indonesia hiện đang tập trung phát triển năng lượng hạt nhân tại Sumatra.
Liên quan đến vấn đề năng lượng của Indonesia, ngày 29/1, Cơ quan Đánh giá và Ứng dụng Công nghệ Quốc gia Indonesia (BPPT), cho biết nhu cầu năng lượng của Indonesia vào năm 2030 sẽ tăng gấp 4,2 lần so với mức tương ứng năm 2009, trong khi sản lượng chỉ tăng 2 lần, do đó Indonesia sẽ phải nhập khẩu khoảng 1,05 tỷ thùng dầu, trong đó các loại dầu nhiên liệu chiếm 57%, dầu thô 36%, khí hoá lỏng (LPG) 6,8% và phần còn lại là than đá.
Tuy nhiên, theo BPPT, sản xuất năng lượng tái tạo của Indonesia vào năm 2030 ước sẽ đạt tương đương 524 triệu thùng dầu, tăng 12,4 lần so với hiện tại./.
(TTXVN/Vietnam+)