Người đứng đầu Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia (Bulog) Sutarto Alimoeso vừa thông báo, Bulog sẽ phải nhập khẩu ít nhất 600.000 tấn gạo vào cuối năm nay để đảm bảo dự trữ lương thực, do sản xuất gặp khó khăn khi thời tiết bất thường với mưa quá nhiều trong mùa khô và hệ thống thủy lợi yếu kém không đáp ứng yêu cầu tưới tiêu bởi xuống cấp, hư hỏng vì thiếu đầu tư thích đáng.
Ông Sutarto Alimoeso cho biết thêm rằng mặc dù chính sách và các biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của chính phủ hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là tự đảm bảo cung lương thực vào năm 2014 và dư cung 10 triệu tấn gạo vào năm 2015, song việc Indonesia phải nhập khẩu gạo là không thể tránh khỏi, bởi ngoài lý do nêu trên còn vì kho dự trữ của Bulog đã giảm mạnh do yêu cầu của chính phủ cung cấp, hỗ trợ thêm 700.000 tấn gạo cho người nghèo sau khi tăng nhiên liệu bắt đầu từ ngày 17/6/2013.
Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Indonesia, do các điều kiện thời tiết không thuận lợi mà sản lượng lúa năm nay của quốc gia quần đảo này, không như dự kiến, sẽ chỉ tăng nhẹ ở mức 0,31%, đạt khoảng 69,27 triệu tấn.
Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia (BPS) cho biết năm 2012 nước này sản xuất được 69,06 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 40 triệu tấn gạo, tăng 5,2% so với năm 2011, trong khi tiêu thụ gạo hàng năm trung bình ở mức 34,05 triệu tấn.
Cũng trong năm ngoái, cùng với chủ trương và sự khuyến khích của chính phủ, sản lượng lương thực tăng đã cho phép Bulog thu mua của nông dân trong nước một lượng gạo kỷ lục từ trước đến nay 3,65 triệu tấn.
Hồi tháng 7/2012 Chính phủ Indonesia đã cấp hạn ngạch cho phép Bulog nhập khẩu một triệu tấn gạo, song cơ quan này chỉ nhập có 670.000 tấn, trong đó 600.000 tấn từ Việt Nam và 70.000 tấn từ Ấn Độ.
Hồi đầu năm nay Bộ trưởng Doanh nghiệp Nhà nước Indonesia cho rằng với xu hướng tích cực trong sản xuất nông nghiệp, nước này sẽ không cần phải nhập khẩu thêm gạo trong năm nay.
Tuy nhiên, mới đây Tổng vụ trưởng Lương thực Bộ Nông nghiệp Indonesia, Udhoro Kasih Anggoro nói rằng hiện hệ thống thủy lợi còn chưa đảm bảo được các yêu cầu tưới tiêu cho 2,4 triệu ha trong tổng diện tích trồng lúa 7,3 triệu ha của đất nước, và chừng nào hệ thống thủy lợi còn chưa đáp ứng yêu cầu cho 100% diện tích lúa thì Indonesia sẽ vẫn còn phải nhập khẩu gạo. Và để đảm bảo điều kiện này, chính phủ cần đầu tư ít nhất 21.000 tỷ rupiah (2,04 tỷ USD) để sửa chữa hệ thống thủy lợi.
Trong khí đó, Tổng vụ trưởng Cơ sở hạ tầng nông nghiệp Bộ Nông nghiệp Indonesia, Gator Irianto cho biết năm nay Bộ chỉ phân bổ được 6.000 tỷ rupiah cho việc khôi phục, và hy vọng sẽ hoàn tất sửa chữa, nâng cấp toàn bộ hệ thống thủy lợi trong vòng bốn năm.
Hồi tháng 9/2012 Indonesia đã ký gia hạn bản ghi nhớ với Việt Nam, theo đó Việt Nam sẽ cung cấp cho Indonesia 1,5 triệu tấn gạo mỗi năm cho đến năm 2017./.
Ông Sutarto Alimoeso cho biết thêm rằng mặc dù chính sách và các biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của chính phủ hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là tự đảm bảo cung lương thực vào năm 2014 và dư cung 10 triệu tấn gạo vào năm 2015, song việc Indonesia phải nhập khẩu gạo là không thể tránh khỏi, bởi ngoài lý do nêu trên còn vì kho dự trữ của Bulog đã giảm mạnh do yêu cầu của chính phủ cung cấp, hỗ trợ thêm 700.000 tấn gạo cho người nghèo sau khi tăng nhiên liệu bắt đầu từ ngày 17/6/2013.
Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Indonesia, do các điều kiện thời tiết không thuận lợi mà sản lượng lúa năm nay của quốc gia quần đảo này, không như dự kiến, sẽ chỉ tăng nhẹ ở mức 0,31%, đạt khoảng 69,27 triệu tấn.
Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia (BPS) cho biết năm 2012 nước này sản xuất được 69,06 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 40 triệu tấn gạo, tăng 5,2% so với năm 2011, trong khi tiêu thụ gạo hàng năm trung bình ở mức 34,05 triệu tấn.
Cũng trong năm ngoái, cùng với chủ trương và sự khuyến khích của chính phủ, sản lượng lương thực tăng đã cho phép Bulog thu mua của nông dân trong nước một lượng gạo kỷ lục từ trước đến nay 3,65 triệu tấn.
Hồi tháng 7/2012 Chính phủ Indonesia đã cấp hạn ngạch cho phép Bulog nhập khẩu một triệu tấn gạo, song cơ quan này chỉ nhập có 670.000 tấn, trong đó 600.000 tấn từ Việt Nam và 70.000 tấn từ Ấn Độ.
Hồi đầu năm nay Bộ trưởng Doanh nghiệp Nhà nước Indonesia cho rằng với xu hướng tích cực trong sản xuất nông nghiệp, nước này sẽ không cần phải nhập khẩu thêm gạo trong năm nay.
Tuy nhiên, mới đây Tổng vụ trưởng Lương thực Bộ Nông nghiệp Indonesia, Udhoro Kasih Anggoro nói rằng hiện hệ thống thủy lợi còn chưa đảm bảo được các yêu cầu tưới tiêu cho 2,4 triệu ha trong tổng diện tích trồng lúa 7,3 triệu ha của đất nước, và chừng nào hệ thống thủy lợi còn chưa đáp ứng yêu cầu cho 100% diện tích lúa thì Indonesia sẽ vẫn còn phải nhập khẩu gạo. Và để đảm bảo điều kiện này, chính phủ cần đầu tư ít nhất 21.000 tỷ rupiah (2,04 tỷ USD) để sửa chữa hệ thống thủy lợi.
Trong khí đó, Tổng vụ trưởng Cơ sở hạ tầng nông nghiệp Bộ Nông nghiệp Indonesia, Gator Irianto cho biết năm nay Bộ chỉ phân bổ được 6.000 tỷ rupiah cho việc khôi phục, và hy vọng sẽ hoàn tất sửa chữa, nâng cấp toàn bộ hệ thống thủy lợi trong vòng bốn năm.
Hồi tháng 9/2012 Indonesia đã ký gia hạn bản ghi nhớ với Việt Nam, theo đó Việt Nam sẽ cung cấp cho Indonesia 1,5 triệu tấn gạo mỗi năm cho đến năm 2017./.
Việt Tú /Jakarta (Vietnam+)