Theo Chủ tịch Hiệp hội Cacao Indonesia (AIKI) Piter Jasman, Indonesia đang trên đà thay thế Malaysia để trở thành quốc gia sản xuất và chế biến cacao lớn nhất châu Á vào năm 2012, do công suất ngày càng được mở rộng.
Ông Piter cho biết, bên cạnh 3 công ty hàng đầu là PT Genneral Food Industries (tại Bandung), PT Bumi Tangerang Mesindotama (Tangerang) và PT Cocoa Ventures Indonesia (Medan) đã được nâng cấp, 5 công ty khác sẽ mở rộng quy mô sản xuất vào đầu năm tới.
Trong khi đó, có thêm 6 doanh nghiệp cũng đang xây dựng các nhà máy mới. Tổng vốn đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp và xây nhà máy mới là 158,07 triệu USD.
Năng lực sản xuất được bổ sung bắt đầu từ quý II/2011 sẽ đưa tổng công suất trồng hái cacao của Indonesia lên 400.000 tấn vào năm 2011, vượt mức trung bình hàng năm 300.000 tấn của nước láng giềng Malaysia.
Về năng lực chế biến, trong quý III/2011, các nhà máy hiện có sẽ chế biến khoảng 160.000 tấn, tăng 33,33% so với quý I, nâng tổng công suất chế biến năm 2011 lên khoảng 280.000 tấn.
Từ năm 2010, Chính phủ Indonesia đã ban hành quy định về thuế xuất khẩu cacao, với mục đích dành nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp chế biến nội địa và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm cacao có giá trị gia tăng dạng bơ và dạng bột.
Việc không khuyến khích xuất khẩu sản phẩm thô thông qua chính sách thuế đã bắt đầu có tác dụng cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy lĩnh vực chế biến cacao trong nước.
Ngành công nghiệp chế biến cacao Indonesia - nước sản xuất cacao lớn thứ ba thế giới - đang dần phục hồi sau giai đoạn suy giảm mạnh năm 2009, khi chỉ có 5/40 nhà máy duy trì hoạt động trước tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ do hầu hết cacao chưa qua chế biến đều được xuất khẩu để tận dụng giá quốc tế tăng cao lúc đó.
Các sản phẩm cacao dạng bơ của Indonesia được xuất sang Mỹ và châu Âu để chế biến tiếp thành sôcôla.
Trong khi đó, các sản phẩm dạng bột được xuất sang Philippines và Trung Quốc để sử dụng trong đồ uống sôcôla và làm bánh bíchqui.
Cùng với than đá, dầu cọ, cà phê và thủy sản, cacao là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Indonesia sang các thị trường ở châu Á-Thái Bình Dương./.
Ông Piter cho biết, bên cạnh 3 công ty hàng đầu là PT Genneral Food Industries (tại Bandung), PT Bumi Tangerang Mesindotama (Tangerang) và PT Cocoa Ventures Indonesia (Medan) đã được nâng cấp, 5 công ty khác sẽ mở rộng quy mô sản xuất vào đầu năm tới.
Trong khi đó, có thêm 6 doanh nghiệp cũng đang xây dựng các nhà máy mới. Tổng vốn đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp và xây nhà máy mới là 158,07 triệu USD.
Năng lực sản xuất được bổ sung bắt đầu từ quý II/2011 sẽ đưa tổng công suất trồng hái cacao của Indonesia lên 400.000 tấn vào năm 2011, vượt mức trung bình hàng năm 300.000 tấn của nước láng giềng Malaysia.
Về năng lực chế biến, trong quý III/2011, các nhà máy hiện có sẽ chế biến khoảng 160.000 tấn, tăng 33,33% so với quý I, nâng tổng công suất chế biến năm 2011 lên khoảng 280.000 tấn.
Từ năm 2010, Chính phủ Indonesia đã ban hành quy định về thuế xuất khẩu cacao, với mục đích dành nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp chế biến nội địa và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm cacao có giá trị gia tăng dạng bơ và dạng bột.
Việc không khuyến khích xuất khẩu sản phẩm thô thông qua chính sách thuế đã bắt đầu có tác dụng cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy lĩnh vực chế biến cacao trong nước.
Ngành công nghiệp chế biến cacao Indonesia - nước sản xuất cacao lớn thứ ba thế giới - đang dần phục hồi sau giai đoạn suy giảm mạnh năm 2009, khi chỉ có 5/40 nhà máy duy trì hoạt động trước tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ do hầu hết cacao chưa qua chế biến đều được xuất khẩu để tận dụng giá quốc tế tăng cao lúc đó.
Các sản phẩm cacao dạng bơ của Indonesia được xuất sang Mỹ và châu Âu để chế biến tiếp thành sôcôla.
Trong khi đó, các sản phẩm dạng bột được xuất sang Philippines và Trung Quốc để sử dụng trong đồ uống sôcôla và làm bánh bíchqui.
Cùng với than đá, dầu cọ, cà phê và thủy sản, cacao là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Indonesia sang các thị trường ở châu Á-Thái Bình Dương./.
Nguyễn Anh Ngọc (TTXVN/Vietnam+)