Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) vừa ban hành quy định mới về tỷ lệ vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại, bắt đầu được thực hiện từ tháng 3/2013, nhằm tăng cường đảm bảo tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng và giảm thiểu rủi ro.
BI đã phân loại và xếp 120 ngân hàng thương mại đang hoạt động trong nước thành 5 nhóm có mức độ rủi ro hoạt động khác nhau. Theo quy định mới, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu nói chung đối với các ngân hàng thương mại là 8%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đối với các ngân hàng thuộc nhóm rủi ro cao thứ hai là 9-10%, nhóm thứ ba là 10-11%, nhóm thứ tư và thứ năm là 11-14%.
Ngoài ra, BI chỉ cập nhật hồ sơ rủi ro của các ngân hàng thuộc các nhóm từ thứ ba trở xuống 6 tháng một lần, song sẽ tiến hành giám sát hàng ngày đối với các ngân hàng thuộc nhóm thứ tư và thứ năm có rủi ro hoạt động cao.
Các số liệu mới nhất của BI cho thấy tỷ lệ an toàn vốn bình quân của 120 ngân hàng thương mại ở nước này vào cuối tháng 9/2012 là 17,4%, tăng từ mức tương ứng 16,6% một năm trước đó.
Đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Indonesia, BI cũng đã đưa ra yêu cầu đặc biệt gọi là vốn tài sản tương đương cần được duy trì (CEMA). Theo đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài duy trì CEMA dựa trên hai tiêu chí: CEMA phải ở mức tối thiểu 8% tổng nợ vay hàng tháng và ít nhất cũng phải là 1.000 tỷ rupiah (104 triệu USD).
Quy định này bắt đầu có hiệu lực đối với tiêu chí thứ nhất từ tháng 6/2013 và đối với tiêu chí thứ hai từ tháng 12/2017.
Quy định trên được coi là đáp ứng của BI đối với yêu cầu của các ngân hàng thương mại Indonesia muốn hạn chế sự mở rộng của các ngân hàng nước ngoài trên thị trường trong nước.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng thương mại của nước này vẫn muốn BI xiết chặt hơn nữa quy định về CEMA đối với các ngân hàng nước ngoài, ít nhất cũng ở mức như của Malaysia hay Singapore đang áp dụng, để bảo vệ các nhà cho vay trong nước./.
BI đã phân loại và xếp 120 ngân hàng thương mại đang hoạt động trong nước thành 5 nhóm có mức độ rủi ro hoạt động khác nhau. Theo quy định mới, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu nói chung đối với các ngân hàng thương mại là 8%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đối với các ngân hàng thuộc nhóm rủi ro cao thứ hai là 9-10%, nhóm thứ ba là 10-11%, nhóm thứ tư và thứ năm là 11-14%.
Ngoài ra, BI chỉ cập nhật hồ sơ rủi ro của các ngân hàng thuộc các nhóm từ thứ ba trở xuống 6 tháng một lần, song sẽ tiến hành giám sát hàng ngày đối với các ngân hàng thuộc nhóm thứ tư và thứ năm có rủi ro hoạt động cao.
Các số liệu mới nhất của BI cho thấy tỷ lệ an toàn vốn bình quân của 120 ngân hàng thương mại ở nước này vào cuối tháng 9/2012 là 17,4%, tăng từ mức tương ứng 16,6% một năm trước đó.
Đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Indonesia, BI cũng đã đưa ra yêu cầu đặc biệt gọi là vốn tài sản tương đương cần được duy trì (CEMA). Theo đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài duy trì CEMA dựa trên hai tiêu chí: CEMA phải ở mức tối thiểu 8% tổng nợ vay hàng tháng và ít nhất cũng phải là 1.000 tỷ rupiah (104 triệu USD).
Quy định này bắt đầu có hiệu lực đối với tiêu chí thứ nhất từ tháng 6/2013 và đối với tiêu chí thứ hai từ tháng 12/2017.
Quy định trên được coi là đáp ứng của BI đối với yêu cầu của các ngân hàng thương mại Indonesia muốn hạn chế sự mở rộng của các ngân hàng nước ngoài trên thị trường trong nước.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng thương mại của nước này vẫn muốn BI xiết chặt hơn nữa quy định về CEMA đối với các ngân hàng nước ngoài, ít nhất cũng ở mức như của Malaysia hay Singapore đang áp dụng, để bảo vệ các nhà cho vay trong nước./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+).