Phát biểu với giới truyền thông trong cuộc họp báo mới đây ở Jakarta, Bộ trưởng Y tế Indonesia Nafsiah Mboi khẳng định bất chấp phản ứng mạnh mẽ từ phía ngành công nghiệp thuốc lá, bộ này đang nỗ lực thúc đẩy việc phê chuẩn Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC).
Bà Nafsiah Mboi cho biết Bộ Y tế Indonesia sau khi trao đổi với các bộ liên quan đã đề nghị Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono phê chuẩn FCTC thông qua Bộ Ngoại giao nước này, và sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề này với các bên liên quan khác.
Theo Bộ trưởng Nafsiah Mboi, Indonesia là một trong số 192 quốc gia tham gia xây dựng FCTC với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhưng là quốc gia châu Á duy nhất, cùng với Somalia là một trong hai quốc gia Hồi giáo duy nhất, còn chưa phê chuẩn công ước này.
Bà Nafsiah Mboi cho rằng Chính phủ Indonesia cần nỗ lực thúc đẩy để Quốc hội sớm thông qua FCTC. Bà Mboi cũng khẳng định việc phê chuẩn này không có hại cho ngành công nghiệp thuốc lá cũng như những người trồng thuốc lá, bởi về cơ bản trong FCTC không có điều khoản quy định cấm sản xuất thuốc lá, mà chỉ nhằm bảo vệ công chúng thông qua kiểm soát quảng cáo thuốc lá, cấm giới trẻ hút thuốc lá và cảnh báo những tác hại đối với người hút thuốc lá thụ động.
Bà Nafsiah Mboi thừa nhận cuộc đấu tranh chống thuốc lá ở Indonesia còn rất cam go. Năm 2009, Ủy ban IX Quốc hội Indonesia về Y tế và Phúc lợi xã hội đã đề xuất một dự luật về những tác hại của các sản phẩm thuốc lá, song không được Quốc hội phê chuẩn với lý do những tác động kinh tế xã hội lớn của nó đối với nông dân trồng thuốc lá cũng như công nhân trong ngành công nghiệp này.
Năm 2011, Ủy ban này lai tiếp tục đưa ra dự luật mới trên cơ sở dự luật đề xuất năm 2009, có tên gọi là dự luật bảo vệ sức khỏe cộng đồng từ các mối đe dọa của thuốc lá và các sản phẩm tương tự, song cũng vẫn không được thông qua.
Một số đảng lớn trong liên minh cầm quyền Indonesia vẫn không tán thành việc phê chuẩn FCTC với lý do việc phê chuẩn FCTC sẽ đặt những người lao động trong ngành công nghiệp thuốc lá đứng trước nguy cơ lớn bị sa thải hàng loạt./.
Bà Nafsiah Mboi cho biết Bộ Y tế Indonesia sau khi trao đổi với các bộ liên quan đã đề nghị Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono phê chuẩn FCTC thông qua Bộ Ngoại giao nước này, và sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề này với các bên liên quan khác.
Theo Bộ trưởng Nafsiah Mboi, Indonesia là một trong số 192 quốc gia tham gia xây dựng FCTC với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhưng là quốc gia châu Á duy nhất, cùng với Somalia là một trong hai quốc gia Hồi giáo duy nhất, còn chưa phê chuẩn công ước này.
Bà Nafsiah Mboi cho rằng Chính phủ Indonesia cần nỗ lực thúc đẩy để Quốc hội sớm thông qua FCTC. Bà Mboi cũng khẳng định việc phê chuẩn này không có hại cho ngành công nghiệp thuốc lá cũng như những người trồng thuốc lá, bởi về cơ bản trong FCTC không có điều khoản quy định cấm sản xuất thuốc lá, mà chỉ nhằm bảo vệ công chúng thông qua kiểm soát quảng cáo thuốc lá, cấm giới trẻ hút thuốc lá và cảnh báo những tác hại đối với người hút thuốc lá thụ động.
Bà Nafsiah Mboi thừa nhận cuộc đấu tranh chống thuốc lá ở Indonesia còn rất cam go. Năm 2009, Ủy ban IX Quốc hội Indonesia về Y tế và Phúc lợi xã hội đã đề xuất một dự luật về những tác hại của các sản phẩm thuốc lá, song không được Quốc hội phê chuẩn với lý do những tác động kinh tế xã hội lớn của nó đối với nông dân trồng thuốc lá cũng như công nhân trong ngành công nghiệp này.
Năm 2011, Ủy ban này lai tiếp tục đưa ra dự luật mới trên cơ sở dự luật đề xuất năm 2009, có tên gọi là dự luật bảo vệ sức khỏe cộng đồng từ các mối đe dọa của thuốc lá và các sản phẩm tương tự, song cũng vẫn không được thông qua.
Một số đảng lớn trong liên minh cầm quyền Indonesia vẫn không tán thành việc phê chuẩn FCTC với lý do việc phê chuẩn FCTC sẽ đặt những người lao động trong ngành công nghiệp thuốc lá đứng trước nguy cơ lớn bị sa thải hàng loạt./.
(TTXVN)