Giám đốc điều hành Hiệp hội Dầu khí Indonesia (IPA), Dipnala Tamzil vừa cảnh báo rằng với đà tăng trưởng dân số và kinh tế như hiện nay và nếu ngành dầu khí vẫn hoạt động với tình trạng hiện hành thì Indonesia sẽ thiếu hụt nhiên liệu tới 3 triệu thùng dầu khí quy đổi/ngày vào năm 2030.
Phát biểu tại cuộc Hội thảo chuyên đề về Phát triển tính chuyên nghiệp cho giới trẻ cạnh tranh, ông Dipnala Tamzil khẳng định nếu Chính phủ Indonesia không có những bước đột phá để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng thì kịch bản đáng lo ngại nói trên hoàn toàn sẽ là hiện thực.
Ông Dipnala Tamzil nhấn mạnh rằng các thế hệ trẻ Indonesia cần nhận thức đầy đủ về thách thức năng lượng này trong quá trình phát triển của đất nước, bởi nền kinh tế Indonesia tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng cao trên 6%/năm thì mức tiêu thụ năng lượng cũng sẽ tăng tương ứng 5-7%/năm.
Theo IPA, đến năm 2025, nhu cầu năng lượng của Indonesia sẽ tăng 50% và 60% trong đó là khí đốt.
Trong khi đó, các giếng đang được khai thác của Indonesia đều thuộc các khu mỏ dầu khí cũ, nên sản lượng đang sụt giảm hàng năm, song đầu tư vào các giếng dầu mới, chủ yếu là ở vùng biển nước sâu, thực sự đỏi phải có công nghệ cao và vốn đầu tư lớn.
Các công ty năng lượng khoan thăm dò một giếng dầu khí mới tốn từ 100-200 triệu USD, và đây cũng là khoản tiền bị lỗ tối thiểu nếu kết quả không thành công. Trong khi đó theo tính toán, để Indonesia có thể tránh một cuộc khủng hoảng năng lượng thì đầu tư trong lĩnh vực này cần phải tăng ít nhất gấp đôi mức trung bình 12 tỷ USD hiện nay, trong giai đoạn 2021-2025.
Tham luận tại Hội thảo, Giám đốc phu trách thông tin của IPA, Achmad Yuniarto nêu rõ tính cấp bách phòng ngừa khủng hoảng thiếu cung, bởi tăng trưởng năng lượng thế giới dự kiến sẽ đạt 30-35%/năm trong đó châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiếp tục dẫn đầu.
Ông Achmad Yuniarto nêu rõ đến năm 2020 nhu cầu năng lượng của Indonesia sẽ lên tới 8,3 triệu thùng/ngày, từ mức 2,4 triệu thùng/ngày hiện nay. Vấn đề là ở chỗ Indonesia hiện chỉ có khả năng sản xuất 2 triệu thùng dầu khí quy đổi/ngày. Và thế giới hiện vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng nhu cầu năng lượng, bởi vì nó vẫn là rẻ nhất và các nguồn dự trữ còn tương đối dồi dào, trong khi năng lượng thay thế vẫn khó cạnh tranh nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu vì chi phí cao.
Indonesia hiện đã là nền kinh tế lớn thứ 15 thế giới và dự đoán sẽ lọt vào tốp 10 vào giai đoạn 2030-2040./.
Phát biểu tại cuộc Hội thảo chuyên đề về Phát triển tính chuyên nghiệp cho giới trẻ cạnh tranh, ông Dipnala Tamzil khẳng định nếu Chính phủ Indonesia không có những bước đột phá để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng thì kịch bản đáng lo ngại nói trên hoàn toàn sẽ là hiện thực.
Ông Dipnala Tamzil nhấn mạnh rằng các thế hệ trẻ Indonesia cần nhận thức đầy đủ về thách thức năng lượng này trong quá trình phát triển của đất nước, bởi nền kinh tế Indonesia tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng cao trên 6%/năm thì mức tiêu thụ năng lượng cũng sẽ tăng tương ứng 5-7%/năm.
Theo IPA, đến năm 2025, nhu cầu năng lượng của Indonesia sẽ tăng 50% và 60% trong đó là khí đốt.
Trong khi đó, các giếng đang được khai thác của Indonesia đều thuộc các khu mỏ dầu khí cũ, nên sản lượng đang sụt giảm hàng năm, song đầu tư vào các giếng dầu mới, chủ yếu là ở vùng biển nước sâu, thực sự đỏi phải có công nghệ cao và vốn đầu tư lớn.
Các công ty năng lượng khoan thăm dò một giếng dầu khí mới tốn từ 100-200 triệu USD, và đây cũng là khoản tiền bị lỗ tối thiểu nếu kết quả không thành công. Trong khi đó theo tính toán, để Indonesia có thể tránh một cuộc khủng hoảng năng lượng thì đầu tư trong lĩnh vực này cần phải tăng ít nhất gấp đôi mức trung bình 12 tỷ USD hiện nay, trong giai đoạn 2021-2025.
Tham luận tại Hội thảo, Giám đốc phu trách thông tin của IPA, Achmad Yuniarto nêu rõ tính cấp bách phòng ngừa khủng hoảng thiếu cung, bởi tăng trưởng năng lượng thế giới dự kiến sẽ đạt 30-35%/năm trong đó châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiếp tục dẫn đầu.
Ông Achmad Yuniarto nêu rõ đến năm 2020 nhu cầu năng lượng của Indonesia sẽ lên tới 8,3 triệu thùng/ngày, từ mức 2,4 triệu thùng/ngày hiện nay. Vấn đề là ở chỗ Indonesia hiện chỉ có khả năng sản xuất 2 triệu thùng dầu khí quy đổi/ngày. Và thế giới hiện vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng nhu cầu năng lượng, bởi vì nó vẫn là rẻ nhất và các nguồn dự trữ còn tương đối dồi dào, trong khi năng lượng thay thế vẫn khó cạnh tranh nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu vì chi phí cao.
Indonesia hiện đã là nền kinh tế lớn thứ 15 thế giới và dự đoán sẽ lọt vào tốp 10 vào giai đoạn 2030-2040./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)