Công ty PT Dirgantara thuộc sở hữu nhà nước của Indonesia đang nỗ lực tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm máy bay của mình ở châu Phi.
Người phát ngôn PT Dirgantara, ông Windu Nugroho nói rằng châu Phi là một thị trường mở cho các sản phẩm máy bay, dịch vụ bảo dưỡng máy bay và khả năng cạnh tranh của công ty, và lục địa này là một thị trường đầy tiềm năng cho máy bay trong 20 năm tới.
Ông Windu Nugroho cho biết PT Dirgantara đã xuất khẩu chiếc máy bay CN-235 đầu tiên sang châu Phi vào năm 2007, với điểm đến đầu tiên là Burkina Faso. Lực lượng không quân Burkina Faso đã sử dụng loại máy bay này 5 năm và cho đến nay chưa hề có một lời phàn nàn nào về chất lượng sản phẩm. Trong tháng 11/2010 và đầu năm 2011 Senegal cũng đã nhập hai chiếc CN235.
Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1976, cho đến nay PT Dirgantara đã sản xuất trên 300 chiếc máy bay cánh quạt và trực thăng, trong đó có 102 chiếc CN-212 theo giấy phép của hãng CASA (hiện là Airbus Military), cả hai phiên bản dân dụng và quân sự; 122 chiếc trực thăng NBO-105 theo giấy phép của công ty Đức MBB (hiện là Eurocopter), phục vụ chủ yếu cho quân đội Indonesia; 33 chiếc trực thăng NBell-412 và 7 chiếc trực thăng NBell-412 EP theo giấy phép của hãng Bell Helicopter Textron (Mỹ); và 22 chiếc trực thăng Super Puma theo giấy phép của công ty Pháp Aerospatiale (nay là Eurocopter).
Chiếc CN-235 đầu tiên được xuất xưởng trong sự hợp tác với hãng CASA của Tây Ban Nha năm 1986, và cho đến nay PT Dirgantara đã sản xuất được khoảng 260 chiếc loại này và được sử dụng ở nhiều nước.
Trong tháng một đầu năm nay PT Dirgantara đã giao hai chiếc CN-295, phiên bản nâng cấp từ CN-235, cho Bộ Quốc phòng Indonesia theo một hợp đồng đặt mua 9 chiếc loại này để tăng cường sức mạnh cho quân đội.
Từ năm 2002, PT Dirgantara DI bắt đầu nhận được đơn đặt hàng sản xuất các cấu kiện máy bay cho hai đại gia trong ngành hàng không thế giới là Airbus của châu Âu và Boeing của Mỹ.
Công ty hiện đang lên kế hoạch sản xuất máy bay N 219 - một loại máy bay dành cho vận tải hàng không nội địa, có thể hạ cánh xuống một sân bay nhỏ có đường băng dài chưa đến 500 m. N219 được thiết kế để thay thế cho loại máy bay Twin Otter, có khả năng hoạt động trong các khu vực vùng núi như ở Papua.
Theo Aviation Week, châu Phi hiện cần tới 770 máy bay các loại, phản lực hoặc tuabin cánh quạt như CN-235, có thể phục vụ chuyến bay giữa các sân bay nhỏ chiếm đa số trong các sân bay của Lục địa Đen./.
Người phát ngôn PT Dirgantara, ông Windu Nugroho nói rằng châu Phi là một thị trường mở cho các sản phẩm máy bay, dịch vụ bảo dưỡng máy bay và khả năng cạnh tranh của công ty, và lục địa này là một thị trường đầy tiềm năng cho máy bay trong 20 năm tới.
Ông Windu Nugroho cho biết PT Dirgantara đã xuất khẩu chiếc máy bay CN-235 đầu tiên sang châu Phi vào năm 2007, với điểm đến đầu tiên là Burkina Faso. Lực lượng không quân Burkina Faso đã sử dụng loại máy bay này 5 năm và cho đến nay chưa hề có một lời phàn nàn nào về chất lượng sản phẩm. Trong tháng 11/2010 và đầu năm 2011 Senegal cũng đã nhập hai chiếc CN235.
Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1976, cho đến nay PT Dirgantara đã sản xuất trên 300 chiếc máy bay cánh quạt và trực thăng, trong đó có 102 chiếc CN-212 theo giấy phép của hãng CASA (hiện là Airbus Military), cả hai phiên bản dân dụng và quân sự; 122 chiếc trực thăng NBO-105 theo giấy phép của công ty Đức MBB (hiện là Eurocopter), phục vụ chủ yếu cho quân đội Indonesia; 33 chiếc trực thăng NBell-412 và 7 chiếc trực thăng NBell-412 EP theo giấy phép của hãng Bell Helicopter Textron (Mỹ); và 22 chiếc trực thăng Super Puma theo giấy phép của công ty Pháp Aerospatiale (nay là Eurocopter).
Chiếc CN-235 đầu tiên được xuất xưởng trong sự hợp tác với hãng CASA của Tây Ban Nha năm 1986, và cho đến nay PT Dirgantara đã sản xuất được khoảng 260 chiếc loại này và được sử dụng ở nhiều nước.
Trong tháng một đầu năm nay PT Dirgantara đã giao hai chiếc CN-295, phiên bản nâng cấp từ CN-235, cho Bộ Quốc phòng Indonesia theo một hợp đồng đặt mua 9 chiếc loại này để tăng cường sức mạnh cho quân đội.
Từ năm 2002, PT Dirgantara DI bắt đầu nhận được đơn đặt hàng sản xuất các cấu kiện máy bay cho hai đại gia trong ngành hàng không thế giới là Airbus của châu Âu và Boeing của Mỹ.
Công ty hiện đang lên kế hoạch sản xuất máy bay N 219 - một loại máy bay dành cho vận tải hàng không nội địa, có thể hạ cánh xuống một sân bay nhỏ có đường băng dài chưa đến 500 m. N219 được thiết kế để thay thế cho loại máy bay Twin Otter, có khả năng hoạt động trong các khu vực vùng núi như ở Papua.
Theo Aviation Week, châu Phi hiện cần tới 770 máy bay các loại, phản lực hoặc tuabin cánh quạt như CN-235, có thể phục vụ chuyến bay giữa các sân bay nhỏ chiếm đa số trong các sân bay của Lục địa Đen./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)