Indonesia đang là một điểm đến hấp dẫn cho các công ty nhượng quyền thương mại nước ngoài, đặc biệt là từ các thành viên khác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), mặc dù sự cạnh tranh gia tăng trong lĩnh vực kinh doanh này.
Phát biểu tại cuộc hội thảo về Cấp phép nhượng quyền thương mại quốc tế diễn ra mới đây tại thủ đô Jakarta, Indonesia, Chủ tịch Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Malaysia (MFA), Abdul Malik Abdullah đánh giá Indonesia là một thị trường tiềm năng cho các nhà nhượng quyền thương hiệu của Malaysia, nơi mà mục tiêu nhắm tới của họ không chỉ là lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, mà còn cả chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và giáo dục.
Theo MFA, Malaysia hiện có 20 thương hiệu nhượng quyền thương mại ở Indonesia và con số này sẽ tiếp tuc gia tăng trong thời gian tới, nhất là khi thị trường chung ASEAN được thiết lập vào năm 2015 sẽ cho phép các dòng chảy hàng hóa và dịch vụ lưu thông dễ dàng và tự do trong khối.
Trong tham luận tại Hội thảo, Giám đốc điều hành Hiệp hội nhượng quyền và cấp phép nhượng quyền thương mại Singapore (FLA), Wesley Goh nói rằng có ít nhất 10 công ty nhượng quyền thương mại nước này đang hoạt động tại Indonesia và con số này cũng sẽ gia tăng trong thời gian tới, trong đó trước mắt vào cuối năm nay sẽ là công ty Coolblog.
Giám đốc Coolblog, Winson Keh cho biết công ty đang tìm kiếm đối tác tiềm năng ở Indonesia, sau khi đã có trên 250 cửa hàng tại Malaysia, nhằm mục tiêu nâng con số cửa hàng ở nước ngoài lên có số 400 trong năm tới
Bên cạnh Malaysia và Singapore, Philippines cũng sẽ mở rộng kinh doanh nhượng quyền thương mại của nó vào Indonesia. Chủ tịch Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Philippines, Samie Lim cho biết hiện đã có 5 thương hiệu nhượng quyền của nước này hoạt động ở Indonesia, bao gồm các lĩnh vực từ bán lẻ đến dịch vụ, chẳng hạn như các công ty Penshoppe, Corner và Clear Crystal.
Trong khi đó Chủ tịch Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Indonesia (AFI), Anang Sukandar cho biết Indonesia thực sự là một thị trường rất lớn cho tất cả các nhà hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo ông, mặc dù Indonesia hiện có khoảng 15 công ty nhượng quyền thương mại ở nước ngoài, song chính phủ cần hỗ trợ cho hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước như Malaysia và Singapore, bởi thị trường nội địa có nguy cơ sẽ hoàn toàn do các nhà nhượng quyền thương mại nước ngoài chi phối.
Cụ thể Chính phủ Malaysia dành tín dụng với lãi suất ưu đãi 4% cho các nhà nhượng quyền thương mại ở trong nước và hỗ trợ tài chính cho các nhà nhượng quyền thương mại ở nước ngoài, còn Chính phủ Singapore cung cấp tư vấn miễn phí cho các nhà hoạt động trong lĩnh vực này và trong trường hợp cần thiết có thể hỗ trợ vốn tới 50-70%.
Kinh doanh nhượng quyền thương mại của Indonesia đã phát triển trong vài năm qua và đến cuối năm ngoái đã có trên 2.000 cửa hàng nhượng quyền thương mại hoạt động trong cả nước, tăng gấp đôi so với 2 năm trước đó, với doanh thu đạt 115.000 tỷ rupiah, tăng 15% ./.
Phát biểu tại cuộc hội thảo về Cấp phép nhượng quyền thương mại quốc tế diễn ra mới đây tại thủ đô Jakarta, Indonesia, Chủ tịch Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Malaysia (MFA), Abdul Malik Abdullah đánh giá Indonesia là một thị trường tiềm năng cho các nhà nhượng quyền thương hiệu của Malaysia, nơi mà mục tiêu nhắm tới của họ không chỉ là lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, mà còn cả chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và giáo dục.
Theo MFA, Malaysia hiện có 20 thương hiệu nhượng quyền thương mại ở Indonesia và con số này sẽ tiếp tuc gia tăng trong thời gian tới, nhất là khi thị trường chung ASEAN được thiết lập vào năm 2015 sẽ cho phép các dòng chảy hàng hóa và dịch vụ lưu thông dễ dàng và tự do trong khối.
Trong tham luận tại Hội thảo, Giám đốc điều hành Hiệp hội nhượng quyền và cấp phép nhượng quyền thương mại Singapore (FLA), Wesley Goh nói rằng có ít nhất 10 công ty nhượng quyền thương mại nước này đang hoạt động tại Indonesia và con số này cũng sẽ gia tăng trong thời gian tới, trong đó trước mắt vào cuối năm nay sẽ là công ty Coolblog.
Giám đốc Coolblog, Winson Keh cho biết công ty đang tìm kiếm đối tác tiềm năng ở Indonesia, sau khi đã có trên 250 cửa hàng tại Malaysia, nhằm mục tiêu nâng con số cửa hàng ở nước ngoài lên có số 400 trong năm tới
Bên cạnh Malaysia và Singapore, Philippines cũng sẽ mở rộng kinh doanh nhượng quyền thương mại của nó vào Indonesia. Chủ tịch Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Philippines, Samie Lim cho biết hiện đã có 5 thương hiệu nhượng quyền của nước này hoạt động ở Indonesia, bao gồm các lĩnh vực từ bán lẻ đến dịch vụ, chẳng hạn như các công ty Penshoppe, Corner và Clear Crystal.
Trong khi đó Chủ tịch Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Indonesia (AFI), Anang Sukandar cho biết Indonesia thực sự là một thị trường rất lớn cho tất cả các nhà hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo ông, mặc dù Indonesia hiện có khoảng 15 công ty nhượng quyền thương mại ở nước ngoài, song chính phủ cần hỗ trợ cho hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước như Malaysia và Singapore, bởi thị trường nội địa có nguy cơ sẽ hoàn toàn do các nhà nhượng quyền thương mại nước ngoài chi phối.
Cụ thể Chính phủ Malaysia dành tín dụng với lãi suất ưu đãi 4% cho các nhà nhượng quyền thương mại ở trong nước và hỗ trợ tài chính cho các nhà nhượng quyền thương mại ở nước ngoài, còn Chính phủ Singapore cung cấp tư vấn miễn phí cho các nhà hoạt động trong lĩnh vực này và trong trường hợp cần thiết có thể hỗ trợ vốn tới 50-70%.
Kinh doanh nhượng quyền thương mại của Indonesia đã phát triển trong vài năm qua và đến cuối năm ngoái đã có trên 2.000 cửa hàng nhượng quyền thương mại hoạt động trong cả nước, tăng gấp đôi so với 2 năm trước đó, với doanh thu đạt 115.000 tỷ rupiah, tăng 15% ./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)