Chính phủ Indonesia đang tăng cường khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu để cải thiện tình hình thâm hụt thương mại tiếp tục gia tăng.
Thâm hụt thương mại của nước này đã lên tới mức cao kỷ lục 2,31 tỷ USD trong tháng 7/2013, khiến thâm hụt tài khoản vãng lai cũng tăng lên mức cao mới 9,8 tỷ USD trong quý 2/2013.
Trong thông cáo gần đây, Thứ trưởng Bộ Thương mại Indonesia, Bayu Krisnamurthi cho biết chính phủ đang tìm cách kiểm soát nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu, bao gồm cả các mặt hàng cao cấp, để giảm bớt gánh nặng cán cân thương mại cho đất nước.
Ngoài ra, Bộ Thương mại cũng đang vận động để các công ty nhà nước sắp xếp lại kế hoạch nhập khẩu máy công cụ và tư liệu sản xuất của họ trong năm nay, nhất là những mặt hàng đòi hỏi chi phí lớn như máy bay, đầu máy xe lửa và các loại máy cái.
Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Indonesia (BPS), thâm hụt thương mại của nước này đã tăng 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái, lên 3,31 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu tiếp tục gây áp lực lên cán cân thương mại.
Cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu của đất nước “vạn đảo” đã giảm 6,9% xuống 91,05 tỷ USD, do xuất khẩu hàng hóa phi dầu khí giảm mạnh, vì thị trường các đối tác thương mại chính là Mỹ và Liên minh châu Âu bị thu hẹp, trong khi nhập khẩu chỉ giảm nhẹ 2,16% xuống 94,36 tỷ USD.
Trong một động thái liên quan, ngày 4/9 Bộ trưởng Thương mại Indonesia Gita Wirjawan nói rằng nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này có thể thâm hụt thương mại trên 6 tỷ USD năm 2013./.
Thâm hụt thương mại của nước này đã lên tới mức cao kỷ lục 2,31 tỷ USD trong tháng 7/2013, khiến thâm hụt tài khoản vãng lai cũng tăng lên mức cao mới 9,8 tỷ USD trong quý 2/2013.
Trong thông cáo gần đây, Thứ trưởng Bộ Thương mại Indonesia, Bayu Krisnamurthi cho biết chính phủ đang tìm cách kiểm soát nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu, bao gồm cả các mặt hàng cao cấp, để giảm bớt gánh nặng cán cân thương mại cho đất nước.
Ngoài ra, Bộ Thương mại cũng đang vận động để các công ty nhà nước sắp xếp lại kế hoạch nhập khẩu máy công cụ và tư liệu sản xuất của họ trong năm nay, nhất là những mặt hàng đòi hỏi chi phí lớn như máy bay, đầu máy xe lửa và các loại máy cái.
Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Indonesia (BPS), thâm hụt thương mại của nước này đã tăng 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái, lên 3,31 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu tiếp tục gây áp lực lên cán cân thương mại.
Cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu của đất nước “vạn đảo” đã giảm 6,9% xuống 91,05 tỷ USD, do xuất khẩu hàng hóa phi dầu khí giảm mạnh, vì thị trường các đối tác thương mại chính là Mỹ và Liên minh châu Âu bị thu hẹp, trong khi nhập khẩu chỉ giảm nhẹ 2,16% xuống 94,36 tỷ USD.
Trong một động thái liên quan, ngày 4/9 Bộ trưởng Thương mại Indonesia Gita Wirjawan nói rằng nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này có thể thâm hụt thương mại trên 6 tỷ USD năm 2013./.
Việt Tú (TTXVN)