Theo điều phối viên chương trình Liên minh Nhân dân vì Công bằng Ngư nghiệp Indonesia (KIARA), Abdul Halim, mặc dù là đất nước với trên 17.000 hòn đảo và bốn bề là biển, song có một điều rất đáng phải lưu tâm là cho đến nay Indonesia vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu cá.
KIARA cho biết tính đến cuối quý I/2012 Indonesia đã nhập khẩu ít nhất 7 loại cá ngừ khác nhau, cho dù nguồn cá ngừ là một trong những tiềm năng biển lớn nhất của nước này và hàng năm ngành thủy sản xuất khẩu được hàng trăm nghìn tấn cá ngừ. Chưa kể trong danh mục nhập khẩu còn có nhiều loại thủy sản đầy tiềm năng khác như bạch tuộc, mực và tôm.
Ông Abdul Halim cho rằng chính chính sách nhập khẩu thủy sản đã tác động tiêu cực đến phương sách thương mại và các nỗ lực phát triển ngành thủy sản quốc gia, với cơ sở tầng còn rất yếu. Một điều trớ trêu nữa là Indonesia nhập khẩu chủ yếu thủy sản tươi sống, để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Thực trạng mà Indonesia phải đối mặt hiện nay là xuất khẩu thủy sản của đất nước gia tăng song nhập khẩu cũng tăng mạnh. Tổng Vụ trưởng tiếp thị sản phẩm thủy sản (AMMAF), Bộ Biển và Ngư nghiệp Indonesia, Saud Hutagalung cho biết trong nửa đầu năm nay xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của nước này đạt 160,4 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt như Mỹ tăng 41%, Nhật Bản tăng 18,2%.
Theo ông Hutagalung, để thu hẹp sự chênh lệch giữa tiềm năng và năng lực thực sự của ngành thủy sản, Chính phủ Indonesia đang nỗ lực kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, với điều kiện phải đầu tư từ khâu đầu tiên là hậu cần trên bờ đến khâu cuối cùng là đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và tạo nhiều cơ hội việc làm mới.
Ngoài ra, Indonesia cũng đang đẩy mạnh xúc tiến việc mở rộng và đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, trong đó châu Phi, Australia và Nga là những điểm đến tiềm năng lớn cho sản phẩm cá đóng hộp, nhất là cá ngừ.
Trong các nước Đông Nam Á, ông Saud Hutagalung cho biết Malaysia đã tự chủ được trong lĩnh vực thủy sản. Việt Nam có kinh nghiệm trong các khâu đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Trong khi đó, Thái Lan là đối thủ cạnh tranh chính của Indonesia trên thị trường các sản phẩm thủy sản đóng hộp thế giới, nhất là cá đóng hộp./.
KIARA cho biết tính đến cuối quý I/2012 Indonesia đã nhập khẩu ít nhất 7 loại cá ngừ khác nhau, cho dù nguồn cá ngừ là một trong những tiềm năng biển lớn nhất của nước này và hàng năm ngành thủy sản xuất khẩu được hàng trăm nghìn tấn cá ngừ. Chưa kể trong danh mục nhập khẩu còn có nhiều loại thủy sản đầy tiềm năng khác như bạch tuộc, mực và tôm.
Ông Abdul Halim cho rằng chính chính sách nhập khẩu thủy sản đã tác động tiêu cực đến phương sách thương mại và các nỗ lực phát triển ngành thủy sản quốc gia, với cơ sở tầng còn rất yếu. Một điều trớ trêu nữa là Indonesia nhập khẩu chủ yếu thủy sản tươi sống, để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Thực trạng mà Indonesia phải đối mặt hiện nay là xuất khẩu thủy sản của đất nước gia tăng song nhập khẩu cũng tăng mạnh. Tổng Vụ trưởng tiếp thị sản phẩm thủy sản (AMMAF), Bộ Biển và Ngư nghiệp Indonesia, Saud Hutagalung cho biết trong nửa đầu năm nay xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của nước này đạt 160,4 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt như Mỹ tăng 41%, Nhật Bản tăng 18,2%.
Theo ông Hutagalung, để thu hẹp sự chênh lệch giữa tiềm năng và năng lực thực sự của ngành thủy sản, Chính phủ Indonesia đang nỗ lực kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, với điều kiện phải đầu tư từ khâu đầu tiên là hậu cần trên bờ đến khâu cuối cùng là đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và tạo nhiều cơ hội việc làm mới.
Ngoài ra, Indonesia cũng đang đẩy mạnh xúc tiến việc mở rộng và đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, trong đó châu Phi, Australia và Nga là những điểm đến tiềm năng lớn cho sản phẩm cá đóng hộp, nhất là cá ngừ.
Trong các nước Đông Nam Á, ông Saud Hutagalung cho biết Malaysia đã tự chủ được trong lĩnh vực thủy sản. Việt Nam có kinh nghiệm trong các khâu đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Trong khi đó, Thái Lan là đối thủ cạnh tranh chính của Indonesia trên thị trường các sản phẩm thủy sản đóng hộp thế giới, nhất là cá đóng hộp./.
Việt Tú (TTXVN)