Indonesia: Động đất nông làm rung chuyển thành phố Bogor

Trận động đất nông có cường độ 4,1, xảy ra ở khu vực Bogor, Tây Java vào đêm 10/4 là do chuỗi đứt gãy Citarik đang hoạt động, gây ra thiệt hại nhỏ cho nhà của một số người dân ở thành phố Bogor.

(Nguồn: Volcano Discovery)
(Nguồn: Volcano Discovery)

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 11/4, Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) cho biết trận động đất nông có cường độ 4,1, xảy ra ở khu vực Bogor, Tây Java vào đêm 10/4 là do chuỗi đứt gãy Citarik đang hoạt động.

Giám đốc BMKG, Daryono xác nhận rằng trận động đất được phân loại là động đất kiến tạo vỏ trái đất nông do hoạt động đứt gãy đang diễn ra, với tâm chấn trên đất liền ở tọa độ 6,62 vĩ độ Nam (LS) và 106,8 kinh độ Đông (BT), với độ sâu tâm chấn là 5 km.

BMKG xác nhận rằng có thể cảm nhận được rung chấn tại thành phố Bogor và Depok, gây ra thiệt hại nhỏ cho nhà của một số người dân ở thành phố Bogor. Khu vực này cách Jakarta khoảng 60km.

Do rung động tần số cao gần bề mặt cũng gây ra nhiều tiếng động lớn và tiếng nổ.

BMKG lưu ý rằng tính đến sáng 11/4 đã có 4 dư chấn. BMKG vẫn đang tiếp tục theo dõi và khuyến cáo người dân cảnh giác với những diễn biến.

Trước đó, BMKG cũng ghi nhận 3 trận động đất ở Solok, Tỉnh Tây Sumatra (Sumbar) vào ngày 8/4 xảy ra do sự dịch chuyển và hoạt động của đứt gãy Suliti.

Trưởng trạm Địa vật lý Padang Panjang, Suaidi Ahadi, cho biết các trận động đất mạnh từ 2,4 đến 4,2 độ và gây một số hư hại nhẹ về nhà cửa của người dân trong khu vực.

BMKG khẳng định không có khả năng xảy ra sóng thần. Tuy nhiên, cơ quan này kêu gọi người dân tránh xa các ngôi nhà bị nứt vì chúng có thể sập nếu xảy ra dư chấn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.