Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo nghiên cứu “Tình hình Hậu cần Indonesia 2013,” trong đó khuyến cáo nước này cần dành ưu tiên và nỗ lực hơn nữa trong việc cắt giảm chi phí hậu để duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế.
Dựa vào những dữ liệu trong giai đoạn 2004-2011, WB chỉ ra trong tổng chi phí hậu cần của Indonesia, chi phí hậu cần chiếm 46%, chi phí tồn kho và lưu kho là 36% và phần còn lại thuộc về các thủ tục hành chính.
Báo cáo cũng nêu rõ chi phí hậu cần của Indonesia hiện ở mức 26%, cao hơn so với các nền kinh tế khác ở Đông Nam Á như Việt Nam (25%), Thái Lan (20%), Malaysia (13%) và Singapore (8%) do sự thiếu hiệu quả và tình trạng tắc nghẽn trong hệ thống giao thông đường bộ và các cảng thủy, hai lĩnh vực chiếm tới 92% tổng chi phí hậu cần.
Chuyên gia thương mại cao cấp của WB Henry Sandee nhận định cắt giảm chi phí, cải thiện chất lượng hậu cần và hệ thống vận tải có thể giúp Indonesia nâng cao đáng kể khả năng tiếp cận với các thị trường quốc tế và gia tăng thương mại.
Báo cáo trên của WB đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế của quốc đảo này đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, vừa qua Chính phủ Indonesia còn để ngỏ khả năng giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay xuống còn khoảng 5,85% đến 5,9% sau hai lần điều chỉnh.
Ngoài ra, Bộ trưởng Thương mại nước này Gita Wirjawan còn cảnh báo thâm hụt thương mại trong năm này có thể vượt ngưỡng kỷ lục 6 tỷ USD./.
Dựa vào những dữ liệu trong giai đoạn 2004-2011, WB chỉ ra trong tổng chi phí hậu cần của Indonesia, chi phí hậu cần chiếm 46%, chi phí tồn kho và lưu kho là 36% và phần còn lại thuộc về các thủ tục hành chính.
Báo cáo cũng nêu rõ chi phí hậu cần của Indonesia hiện ở mức 26%, cao hơn so với các nền kinh tế khác ở Đông Nam Á như Việt Nam (25%), Thái Lan (20%), Malaysia (13%) và Singapore (8%) do sự thiếu hiệu quả và tình trạng tắc nghẽn trong hệ thống giao thông đường bộ và các cảng thủy, hai lĩnh vực chiếm tới 92% tổng chi phí hậu cần.
Chuyên gia thương mại cao cấp của WB Henry Sandee nhận định cắt giảm chi phí, cải thiện chất lượng hậu cần và hệ thống vận tải có thể giúp Indonesia nâng cao đáng kể khả năng tiếp cận với các thị trường quốc tế và gia tăng thương mại.
Báo cáo trên của WB đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế của quốc đảo này đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, vừa qua Chính phủ Indonesia còn để ngỏ khả năng giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay xuống còn khoảng 5,85% đến 5,9% sau hai lần điều chỉnh.
Ngoài ra, Bộ trưởng Thương mại nước này Gita Wirjawan còn cảnh báo thâm hụt thương mại trong năm này có thể vượt ngưỡng kỷ lục 6 tỷ USD./.
(TTXVN)