Phóng viên TTXVN tại Jakarta cho biết, các cơ quan chức năng có liên quan của Indonesia, bao gồm Bộ Giao thông, Ủy ban An toàn Hàng không Quốc gia (KNKT), Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia (Basarnas) và Cơ quan Cảnh sát sẽ phối hợp tiến hành điều tra nguyên nhân vụ tai nạn máy bay xảy ra chiều 13/4 tại Bali của hãng hàng không nước này Lion Air.
KNKT và Basarnas tại Bali cho biết chiếc Boeing 737 mang mã bay JT 960 nói trên khởi hành từ Bandung, Tây Java bay tới Ngurah Rai, Bali sau khi đến từ Banjarmasin, Nam Kalimantan, tất cả các hành khách và phi hành đoàn đều an toàn, và KNKT đã cử năm điều tra viên điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn.
Theo các nguồn tin tại chỗ, chiều 13/4 vào lúc 15h30 giờ địa phương, chiếc Boeing JT 960 của hãng hàng không giá rẻ Indonesia Lion Air, chở 101 hành khách cùng phi hành đoàn 7 người, bay từ Bandung, Tây Java đến Denpassar, Bali đã gặp tại nạn khi hạ cánh xuống sân bay Ngurah Rai. Rất may là toàn bộ số người đi trên máy bay đều an toàn.
Thông tin ban đầu về số hành khách đi trên máy bay rất khác nhau, với các con số 168 người hay 102 người, cùng với mô tả sự cố là máy bay gặp tai nạn khi chạy quá đường băng và lao xuống biển.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc Lion Air, Edward Sirait đã phủ nhận các thông tin nói trên, và cho biết trên chiếc máy bay gặp nạn chỉ 108 người, gồm 7 thành viên phi hành đoàn và 101 hành khách, trong đó có 95 người lớn, 5 em nhỏ và một trẻ sơ sinh. Ông cho biết phi cơ trưởng chuyến bay là Ghozali, một phi công giàu kinh nghiệm đã có trên 10.000 giờ bay. Máy bay đã cố gắng hạ cánh xuống sân bay song đã không tiếp cận được đường băng.
Tổng giám đốc Công ty Angkasa Pura II điều hành các sân bay ở Indonesia, Eko Diantoro trên kênh truyền hình TVOne tối 13/4 cũng nói rằng máy bay đã phải hạ cánh khẩn cấp. Ông cho biết thêm thời tiết lúc xẩy ra tai nạn khá tốt, và chiếc máy bay xuất phát từ sân bay Husein Sastranegara, ở Bandung lúc 12h56, và theo đúng lịch sẽ hạ cánh tại sân bay Ngurah Rai lúc 15h40 giờ địa phương, song đã hạ cánh khẩn cấp xuống nước lúc 15h35 và cách đường băng 50m.
Hai nhân viên quan hệ công chúng của sân bay Ngurah Rai là Sherly Yunita và Alfazah khẳng định máy bay đã không chạm vào đường băng và hạ cánh trực tiếp trên biển, không rõ vì sao song đây là một “cuộc hạ cánh khẩn cấp.”
[Máy bay chạy vượt đường băng Bali lao xuống biển]
Tờ The Jakarta Post đưa tin của phóng viên tại Bali gửi về cho biết một hành khách, tên là Dewi, người đã cố gắng bơi vào bờ với chấn thương trên đầu, phàn nàn rằng các phi công đã không cảnh báo cho hành khách trước khi hạ cánh khẩn cấp. Dewi nói: “Tôi thấy máy bay đã rất gần với biển và chạm mặt nước với một âm thanh to. Tất cả hành khách đã hoảng loạn, la hét, cố gắng để có được áo phao và chạy đến cửa thoát hiểm.”
Giám đốc Sở cảnh sát Bali, tướng Arif Wachyunadi thông báo tất cả số người đi trên máy bay đã được đưa lên bờ, trong đó 12 người bị thương nhẹ đã được chuyển đến bệnh viện Sanglah ở Denpassar và Kassih Ibu ở Jimbaran, còn số bị thương nghiêm trọng hơn đã được đưa đến bệnh viện Siloam ở Kuta.
Các nhà chức trách tại sân bay quốc tế Hang Nadim tại Batam, quần đảo Riau, cho biết các chuyến bay trên một số tuyến đường phục vụ của Lion Air vẫn diễn ra bình thường không phải hủy bỏ hay chậm trễ do sự cố tại Bali. Lion Air chiếm tới một nửa trong tổng số 110 chuyến bay từ Batam, bao gồm cả Batam-Bali và các tuyến đường Batam-Surabaya, cũng như các tuyến đường khác kết nối Batam với Java, Kalimantan và Sumatra.
Lion Air là hãng hàng không tư nhân lớn nhất Indonesia, được thành lập năm 1999 và là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của nước này. Từ năm 2004-2006, hãng này đã gặp phải 6 sự cố hàng không, song không gây thiệt hại về người. Và mới đây nhất, hồi tháng 10/2011, một máy bay Lion Air cũng gặp tai nạn tại sân bay Sepinggan ở Balikpapan, Đông Kalimantan, do phi công cắt kéo quá khít đường băng nên đã chạy vượt quá đường băng và dừng lại ở trên bề mặt đất mềm. Rất may tất cả đều an toàn.
Lion Air đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ hàng không phát triển nhanh nhất thế giới, được dư luận toàn cầu chú ý với những giao dịch kỷ lục, khi ký một hợp đồng kỷ lục với nhà chế tạo máy bay châu Âu hàng đầu thế giới Airbus hôm 18/3/2013, trị giá 24 tỷ USD mua 234 máy bay tầm trung A320, sau khi trước đó hồi cuối năm 2011 đã đã ký mua 230 máy bay của tập đoàn chế tạo máy bay Mỹ Boeing - đối thủ lớn nhất của Airbus./.
KNKT và Basarnas tại Bali cho biết chiếc Boeing 737 mang mã bay JT 960 nói trên khởi hành từ Bandung, Tây Java bay tới Ngurah Rai, Bali sau khi đến từ Banjarmasin, Nam Kalimantan, tất cả các hành khách và phi hành đoàn đều an toàn, và KNKT đã cử năm điều tra viên điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn.
Theo các nguồn tin tại chỗ, chiều 13/4 vào lúc 15h30 giờ địa phương, chiếc Boeing JT 960 của hãng hàng không giá rẻ Indonesia Lion Air, chở 101 hành khách cùng phi hành đoàn 7 người, bay từ Bandung, Tây Java đến Denpassar, Bali đã gặp tại nạn khi hạ cánh xuống sân bay Ngurah Rai. Rất may là toàn bộ số người đi trên máy bay đều an toàn.
Thông tin ban đầu về số hành khách đi trên máy bay rất khác nhau, với các con số 168 người hay 102 người, cùng với mô tả sự cố là máy bay gặp tai nạn khi chạy quá đường băng và lao xuống biển.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc Lion Air, Edward Sirait đã phủ nhận các thông tin nói trên, và cho biết trên chiếc máy bay gặp nạn chỉ 108 người, gồm 7 thành viên phi hành đoàn và 101 hành khách, trong đó có 95 người lớn, 5 em nhỏ và một trẻ sơ sinh. Ông cho biết phi cơ trưởng chuyến bay là Ghozali, một phi công giàu kinh nghiệm đã có trên 10.000 giờ bay. Máy bay đã cố gắng hạ cánh xuống sân bay song đã không tiếp cận được đường băng.
Tổng giám đốc Công ty Angkasa Pura II điều hành các sân bay ở Indonesia, Eko Diantoro trên kênh truyền hình TVOne tối 13/4 cũng nói rằng máy bay đã phải hạ cánh khẩn cấp. Ông cho biết thêm thời tiết lúc xẩy ra tai nạn khá tốt, và chiếc máy bay xuất phát từ sân bay Husein Sastranegara, ở Bandung lúc 12h56, và theo đúng lịch sẽ hạ cánh tại sân bay Ngurah Rai lúc 15h40 giờ địa phương, song đã hạ cánh khẩn cấp xuống nước lúc 15h35 và cách đường băng 50m.
Hai nhân viên quan hệ công chúng của sân bay Ngurah Rai là Sherly Yunita và Alfazah khẳng định máy bay đã không chạm vào đường băng và hạ cánh trực tiếp trên biển, không rõ vì sao song đây là một “cuộc hạ cánh khẩn cấp.”
[Máy bay chạy vượt đường băng Bali lao xuống biển]
Tờ The Jakarta Post đưa tin của phóng viên tại Bali gửi về cho biết một hành khách, tên là Dewi, người đã cố gắng bơi vào bờ với chấn thương trên đầu, phàn nàn rằng các phi công đã không cảnh báo cho hành khách trước khi hạ cánh khẩn cấp. Dewi nói: “Tôi thấy máy bay đã rất gần với biển và chạm mặt nước với một âm thanh to. Tất cả hành khách đã hoảng loạn, la hét, cố gắng để có được áo phao và chạy đến cửa thoát hiểm.”
Giám đốc Sở cảnh sát Bali, tướng Arif Wachyunadi thông báo tất cả số người đi trên máy bay đã được đưa lên bờ, trong đó 12 người bị thương nhẹ đã được chuyển đến bệnh viện Sanglah ở Denpassar và Kassih Ibu ở Jimbaran, còn số bị thương nghiêm trọng hơn đã được đưa đến bệnh viện Siloam ở Kuta.
Các nhà chức trách tại sân bay quốc tế Hang Nadim tại Batam, quần đảo Riau, cho biết các chuyến bay trên một số tuyến đường phục vụ của Lion Air vẫn diễn ra bình thường không phải hủy bỏ hay chậm trễ do sự cố tại Bali. Lion Air chiếm tới một nửa trong tổng số 110 chuyến bay từ Batam, bao gồm cả Batam-Bali và các tuyến đường Batam-Surabaya, cũng như các tuyến đường khác kết nối Batam với Java, Kalimantan và Sumatra.
Lion Air là hãng hàng không tư nhân lớn nhất Indonesia, được thành lập năm 1999 và là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của nước này. Từ năm 2004-2006, hãng này đã gặp phải 6 sự cố hàng không, song không gây thiệt hại về người. Và mới đây nhất, hồi tháng 10/2011, một máy bay Lion Air cũng gặp tai nạn tại sân bay Sepinggan ở Balikpapan, Đông Kalimantan, do phi công cắt kéo quá khít đường băng nên đã chạy vượt quá đường băng và dừng lại ở trên bề mặt đất mềm. Rất may tất cả đều an toàn.
Lion Air đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ hàng không phát triển nhanh nhất thế giới, được dư luận toàn cầu chú ý với những giao dịch kỷ lục, khi ký một hợp đồng kỷ lục với nhà chế tạo máy bay châu Âu hàng đầu thế giới Airbus hôm 18/3/2013, trị giá 24 tỷ USD mua 234 máy bay tầm trung A320, sau khi trước đó hồi cuối năm 2011 đã đã ký mua 230 máy bay của tập đoàn chế tạo máy bay Mỹ Boeing - đối thủ lớn nhất của Airbus./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)